Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới".
Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP bổ sung và khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định: Công dân được sử dụng chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát.
Khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin theo quy định.
Về giấy tờ xe, theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy phép lái xe và các giấy tờ liên quan khác.
Như vậy, bản sao có chứng thực không có giá trị thay thế bản chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Áp dụng Nghị định số 46/2016, nếu đi ôtô không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt 200.000-400.000 đồng.
Nếu không mang theo và không xuất trình chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân khi có yêu cầu kiểm tra, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đến 200.000 đồng, theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.