Chiều 15/8, đoàn người dân tập trung ở quốc lộ 1A, quận Bình Tân và quận 12 để về các tỉnh miền Trung được đưa về trường học ở phường Tân Thới Nhất, quận 12 để nghỉ ngơi, ăn uống.
Cảnh sát các quận huyện sau đó phân loại để đưa từng người về lại nơi tạm trú.
Chiều 15/8, Thường trực Thành ủy yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát các trường hợp công nhân, lao động, học sinh, sinh viên, những người có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực thực phẩm. Thời gian hỗ trợ trong tháng 8 và 9.
Chiều 15/8, đoàn người dân tập trung ở quốc lộ 1A, quận Bình Tân và quận 12 để về các tỉnh miền Trung được đưa về trường học ở phường Tân Thới Nhất, quận 12 để nghỉ ngơi, ăn uống.
Cảnh sát các quận huyện sau đó phân loại để đưa từng người về lại nơi tạm trú.
Chiều 15/8, Thường trực Thành ủy yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức rà soát các trường hợp công nhân, lao động, học sinh, sinh viên, những người có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ tiền nhà trọ, lương thực thực phẩm. Thời gian hỗ trợ trong tháng 8 và 9.
Nhóm 12 người đã trả phòng trọ được Công an quận Tân Phú điều xe bán tải và ôtô để chở xe máy và người về trụ sở ở tạm. "Những công nhân đã trả phòng trọ sẽ được chúng tôi liên hệ địa phương nơi họ ở trọ sắp xếp chỗ ở", một cảnh sát quận này nói.
Nhóm 12 người đã trả phòng trọ được Công an quận Tân Phú điều xe bán tải và ôtô để chở xe máy và người về trụ sở ở tạm. "Những công nhân đã trả phòng trọ sẽ được chúng tôi liên hệ địa phương nơi họ ở trọ sắp xếp chỗ ở", một cảnh sát quận này nói.
Cảnh sát quận 6 cũng huy động xe bán tải để chở 3 xe máy, 6 công nhân về lại phòng trọ.
Lực lượng chức năng vác hành lý của từng công nhân lên xe. 6 người đều là công nhân may mặc, dự định hồi hương về quê Thừa Thiên - Huế.
Lực lượng chức năng vác hành lý của từng công nhân lên xe. 6 người đều là công nhân may mặc, dự định hồi hương về quê Thừa Thiên - Huế.
12 giờ sau chuyến hồi hương bất thành, ông Huỳnh Văn Sơn (50 tuổi) cùng vợ buồn bã trở về phòng trọ ở phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân.
12 giờ sau chuyến hồi hương bất thành, ông Huỳnh Văn Sơn (50 tuổi) cùng vợ buồn bã trở về phòng trọ ở phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân.
Vợ chồng ông Sơn thuê căn gác rộng khoảng 15 m2 với giá 1,5 triệu đồng một tháng để làm phụ hồ. Đợt dịch thứ tư khiến cả hai thất nghiệp nhiều tháng, không còn tiền để ăn uống. "Nhiều lần đăng ký về quê không được nên tôi buộc phải tìm đường về bằng xe máy", ông Sơn nói.
Vợ chồng ông Sơn thuê căn gác rộng khoảng 15 m2 với giá 1,5 triệu đồng một tháng để làm phụ hồ. Đợt dịch thứ tư khiến cả hai thất nghiệp nhiều tháng, không còn tiền để ăn uống. "Nhiều lần đăng ký về quê không được nên tôi buộc phải tìm đường về bằng xe máy", ông Sơn nói.
Nhà không còn đồ ăn, vợ ông Sơn chế mì gói được phường Tân Thới Nhất, quận 12 hỗ trợ để lót dạ.
Ông Sơn cho biết, do hôm qua được cháu gọi điện thông báo "Hội đồng hương Bình Định sẽ dẫn người dân về quê" nên ông và vợ đã mượn 800.000 đồng để xét nghiệm, gom hết quần áo để về nhà ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát.
Ông Sơn cho biết, do hôm qua được cháu gọi điện thông báo "Hội đồng hương Bình Định sẽ dẫn người dân về quê" nên ông và vợ đã mượn 800.000 đồng để xét nghiệm, gom hết quần áo để về nhà ở xã Cát Tân, huyện Phù Cát.
Người đàn ông 50 tuổi trải nệm để nghỉ ngơi, cố bám trụ lại TP HCM vì không thể về quê bằng xe máy.
Sáng 15/8, sau khi hay tin TP HCM giãn cách thêm một tháng, hàng nghìn người đã lên mạng xã hội hẹn nhau về quê tự phát làm tuyến cửa ngõ phía Đông, quốc lộ 1A và TP Thủ Đức ùn tắc. Mọi người vạ vật nhiều giờ nhưng không được giải quyết cho về.
Hơn 20 ngày trước, tình trạng người dân sống ở TP HCM và các tỉnh lân cận gặp khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê. Việc về tự phát, chạy xe đường xa hàng nghìn km nguy hiểm cho người dân và khiến dịch dễ lây lan, bùng phát.
Trong công điện hôm 31/7, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, "tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép". Các tỉnh sau đó dừng đón người dân về quê tự phát bằng xe máy.
Người đàn ông 50 tuổi trải nệm để nghỉ ngơi, cố bám trụ lại TP HCM vì không thể về quê bằng xe máy.
Sáng 15/8, sau khi hay tin TP HCM giãn cách thêm một tháng, hàng nghìn người đã lên mạng xã hội hẹn nhau về quê tự phát làm tuyến cửa ngõ phía Đông, quốc lộ 1A và TP Thủ Đức ùn tắc. Mọi người vạ vật nhiều giờ nhưng không được giải quyết cho về.
Hơn 20 ngày trước, tình trạng người dân sống ở TP HCM và các tỉnh lân cận gặp khó khăn do dịch đã chạy xe máy về quê. Việc về tự phát, chạy xe đường xa hàng nghìn km nguy hiểm cho người dân và khiến dịch dễ lây lan, bùng phát.
Trong công điện hôm 31/7, Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, "tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép". Các tỉnh sau đó dừng đón người dân về quê tự phát bằng xe máy.
Đình Văn