Chỉ cần đến đầu làng Cổ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi nhà chị Hải, anh Năm ai cũng biết. Gia đình 14 đứa con của anh chị "nổi danh" khắp các làng xã vì "quân số" quá đông. Con lớn nhất sinh năm 1989, đứa bé nhất chào đời năm 2013. Năm ngoái, cô con út qua đời vì bệnh não khi mới được hơn một tuổi, giờ chỉ còn 13 đứa.
Trong ngôi nhà nhỏ chừng hơn 30m2, chị Hải hiện sinh sống cùng 8 người con và một cháu ngoại, 5 con lớn đã lập gia đình và ra ở riêng.
Chỉ cần đến đầu làng Cổ Bản, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, Hà Nội, hỏi nhà chị Hải, anh Năm ai cũng biết. Gia đình 14 đứa con của anh chị "nổi danh" khắp các làng xã vì "quân số" quá đông. Con lớn nhất sinh năm 1989, đứa bé nhất chào đời năm 2013. Năm ngoái, cô con út qua đời vì bệnh não khi mới được hơn một tuổi, giờ chỉ còn 13 đứa.
Trong ngôi nhà nhỏ chừng hơn 30m2, chị Hải hiện sinh sống cùng 8 người con và một cháu ngoại, 5 con lớn đã lập gia đình và ra ở riêng.
Anh Năm, chồng chị mới mất hồi tháng 3 vừa qua do bệnh tật không có tiền chữa trị, để lại gánh nặng mưu sinh ngày một lớn cho người vợ nghèo khổ. "5 năm trở về đây, chồng tôi đi viện liên tục, chỉ bị bệnh phổi thôi nhưng không có tiền điều trị đầy đủ nên bệnh càng nặng. Tôi cũng vay mượn khắp nơi nhưng không đủ. Chồng ốm đau không còn giúp được tôi nhiều về kinh tế nhưng vẫn là chỗ dựa cho các con, vẫn bảo ban, trông nom được chúng. Giờ tất cả chỉ còn lại mình tôi, cuộc sống mỗi ngày một khốn khó", chị Hải rớt nước mắt nói về người chồng quá cố.
Anh Năm, chồng chị mới mất hồi tháng 3 vừa qua do bệnh tật không có tiền chữa trị, để lại gánh nặng mưu sinh ngày một lớn cho người vợ nghèo khổ. "5 năm trở về đây, chồng tôi đi viện liên tục, chỉ bị bệnh phổi thôi nhưng không có tiền điều trị đầy đủ nên bệnh càng nặng. Tôi cũng vay mượn khắp nơi nhưng không đủ. Chồng ốm đau không còn giúp được tôi nhiều về kinh tế nhưng vẫn là chỗ dựa cho các con, vẫn bảo ban, trông nom được chúng. Giờ tất cả chỉ còn lại mình tôi, cuộc sống mỗi ngày một khốn khó", chị Hải rớt nước mắt nói về người chồng quá cố.
14 đứa con, 8 trai, 6 gái, không đứa nào chị sinh ở bệnh viện. 12 đứa đầu chị đẻ ở nhà, 2 bé cuối cùng thậm chí còn đẻ rơi ở ngoài đồng. Chị còn tự tay cắt rốn cho con rồi mới đi về nhà. Khi được hỏi tại sao biết đẻ nhiều con sẽ càng khó khăn nhưng vẫn sinh liên tiếp, chị Hải nói vì bận kế sinh nhai suốt ngày nên chị chẳng biết có bầu khi nào, đến khi phát hiện ra thì cái thai đã quá lớn nên không muốn bỏ con.
14 đứa con, 8 trai, 6 gái, không đứa nào chị sinh ở bệnh viện. 12 đứa đầu chị đẻ ở nhà, 2 bé cuối cùng thậm chí còn đẻ rơi ở ngoài đồng. Chị còn tự tay cắt rốn cho con rồi mới đi về nhà. Khi được hỏi tại sao biết đẻ nhiều con sẽ càng khó khăn nhưng vẫn sinh liên tiếp, chị Hải nói vì bận kế sinh nhai suốt ngày nên chị chẳng biết có bầu khi nào, đến khi phát hiện ra thì cái thai đã quá lớn nên không muốn bỏ con.
Cô con gái cả lấy chồng sớm nhưng năm trước đã đi bước nữa, để lại đứa cháu trai cho bà nuôi. Vậy là giờ mỗi ngày, chị Hải phải tất tả lo cho 10 miệng ăn. Hàng ngày, mấy đứa lớn theo mẹ ra ao mò cua, bắt ốc, cất lưới đánh cá tôm. Mấy đứa nhỏ ở nhà tự chăm nhau. Đứa loăng quăng chạy khắp xóm, lê la ngồi bệt đánh tú, bắn bi, đứa say mê, chăm chút mấy con chim đặt bẫy bắt được ở ngoài đồng.
Nhà đông con cháu nên lúc nào cũng lộn xộn, quần áo vắt từ nhà ra ngoài cổng, nền nhà chi chít những vết chân vì chẳng bé nào chịu đi dép.
Cô con gái cả lấy chồng sớm nhưng năm trước đã đi bước nữa, để lại đứa cháu trai cho bà nuôi. Vậy là giờ mỗi ngày, chị Hải phải tất tả lo cho 10 miệng ăn. Hàng ngày, mấy đứa lớn theo mẹ ra ao mò cua, bắt ốc, cất lưới đánh cá tôm. Mấy đứa nhỏ ở nhà tự chăm nhau. Đứa loăng quăng chạy khắp xóm, lê la ngồi bệt đánh tú, bắn bi, đứa say mê, chăm chút mấy con chim đặt bẫy bắt được ở ngoài đồng.
Nhà đông con cháu nên lúc nào cũng lộn xộn, quần áo vắt từ nhà ra ngoài cổng, nền nhà chi chít những vết chân vì chẳng bé nào chịu đi dép.
Khoảng 11 giờ trưa hàng ngày, chị Hải trở về nhà chuẩn bị cơm nước cho các con. Dậy từ 3 giờ sáng ra ngoài đồng cất vó bắt tôm cá nhưng chị không hề tỏ ra mệt mỏi. Đôi bàn tay nhăn nheo, gân guốc của người mẹ 46 tuổi vẫn thoăn thoắt, chẻ củi, rửa mặt mũi, chân tay cho các con. Thương mẹ vất vả nên cứ đến bữa cơm, mỗi đứa một tay một chân giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Vừa làm chị Hải vừa hỏi han từng đứa, "cái Sáng, cái Tươi hôm nay đã lau nhà chưa; thằng Phúc có đánh em Đức không đấy"...
Khoảng 11 giờ trưa hàng ngày, chị Hải trở về nhà chuẩn bị cơm nước cho các con. Dậy từ 3 giờ sáng ra ngoài đồng cất vó bắt tôm cá nhưng chị không hề tỏ ra mệt mỏi. Đôi bàn tay nhăn nheo, gân guốc của người mẹ 46 tuổi vẫn thoăn thoắt, chẻ củi, rửa mặt mũi, chân tay cho các con. Thương mẹ vất vả nên cứ đến bữa cơm, mỗi đứa một tay một chân giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Vừa làm chị Hải vừa hỏi han từng đứa, "cái Sáng, cái Tươi hôm nay đã lau nhà chưa; thằng Phúc có đánh em Đức không đấy"...
Cậu con trai áp út tên Nhân mới hơn 4 tuổi hì hụi nhóm bếp, giúp mẹ luộc rau. Em bị bệnh về mắt, không nhìn rõ mấy tháng nay nhưng chị Hải mới chỉ đưa con đi khám được sơ sơ. Đôi mắt em không tinh nhanh, chỉ hé ra được một chút nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ.
Cậu con trai áp út tên Nhân mới hơn 4 tuổi hì hụi nhóm bếp, giúp mẹ luộc rau. Em bị bệnh về mắt, không nhìn rõ mấy tháng nay nhưng chị Hải mới chỉ đưa con đi khám được sơ sơ. Đôi mắt em không tinh nhanh, chỉ hé ra được một chút nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ.
Buổi sáng chị Hải mới bán được 30.000 tiền tôm nên bữa ăn trưa cũng chỉ có rau muống, đậu sốt và vài quả cà thâm đen sót lại từ hôm trước. Mấy đứa trẻ mặt mũi tươi tỉnh, ào ào xin mẹ cơm rồi "đánh chén" chỉ trong vòng 10 phút.
Buổi sáng chị Hải mới bán được 30.000 tiền tôm nên bữa ăn trưa cũng chỉ có rau muống, đậu sốt và vài quả cà thâm đen sót lại từ hôm trước. Mấy đứa trẻ mặt mũi tươi tỉnh, ào ào xin mẹ cơm rồi "đánh chén" chỉ trong vòng 10 phút.
Vừa đặt bát cơm xuống, Hoàng, cậu con trai lớn nhất đang ở với chị Hải vội ra bế đứa cháu của người anh cả. Chẳng phải hát ru ầu ơ, chẳng cần bế qua bế lại, Hoàng chỉ vỗ nhẹ vào người mấy cái, thằng bé đã ngủ ngon lành.
Vừa đặt bát cơm xuống, Hoàng, cậu con trai lớn nhất đang ở với chị Hải vội ra bế đứa cháu của người anh cả. Chẳng phải hát ru ầu ơ, chẳng cần bế qua bế lại, Hoàng chỉ vỗ nhẹ vào người mấy cái, thằng bé đã ngủ ngon lành.
Sau bữa ăn trưa, chẳng ai bảo ai, đứa dọn dẹp bát đĩa, đứa lau nhà rồi lăn ra ngủ. Bé Sáng trước khi đi ngủ còn hồ hởi nói: "Mẹ ơi con muốn đi chơi công viên, con chưa bao giờ được đi, bạn con bảo thích lắm, có voi, có hổ, có cả đạp vịt này...". Nghe con nói chị Hải chỉ cười cười, chị làm gì có tiền đưa bọn trẻ đi đâu. Cho chúng đủ cái ăn cái mặc, sách vở đi học đã là quá sức với chị. May sao được chính quyền quan tâm nên bọn trẻ được miễn tiền học phí, nếu không chị cũng không biết phải làm sao.
Sau bữa ăn trưa, chẳng ai bảo ai, đứa dọn dẹp bát đĩa, đứa lau nhà rồi lăn ra ngủ. Bé Sáng trước khi đi ngủ còn hồ hởi nói: "Mẹ ơi con muốn đi chơi công viên, con chưa bao giờ được đi, bạn con bảo thích lắm, có voi, có hổ, có cả đạp vịt này...". Nghe con nói chị Hải chỉ cười cười, chị làm gì có tiền đưa bọn trẻ đi đâu. Cho chúng đủ cái ăn cái mặc, sách vở đi học đã là quá sức với chị. May sao được chính quyền quan tâm nên bọn trẻ được miễn tiền học phí, nếu không chị cũng không biết phải làm sao.
Sau khi cho lũ trẻ đi ngủ, chị Hải cùng cậu con trai tên Hoàng lại vội vã ra ao cất vó, trông đàn gà tại lán trại cách nhà chừng 2 km. Gần chục năm nay, gia đình chị xin tăng gia sản xuất trên khu đầm bãi này của hợp tác xã. Chị kể nhà ông bà thông gia thương nên cũng nhờ chị trông giúp 4 con bò, đến khi nào bán thì hai bên chia đôi tiền, người có của, người có công.
Sau khi cho lũ trẻ đi ngủ, chị Hải cùng cậu con trai tên Hoàng lại vội vã ra ao cất vó, trông đàn gà tại lán trại cách nhà chừng 2 km. Gần chục năm nay, gia đình chị xin tăng gia sản xuất trên khu đầm bãi này của hợp tác xã. Chị kể nhà ông bà thông gia thương nên cũng nhờ chị trông giúp 4 con bò, đến khi nào bán thì hai bên chia đôi tiền, người có của, người có công.
Mới hơn 12 giờ trưa, Hoàng đã đầm mình xuống ao, thu lưới từ đằng xa mang lại để quăng mẻ khác. Cậu bé kể năm ngoái, trời nắng quá, cá nổi lên chết nhiều, mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Rồi nhiều lần đêm xuống người ngoài vào ăn trộm hết tôm cá, cả nhà lại chật vật miếng ăn.
Mới hơn 12 giờ trưa, Hoàng đã đầm mình xuống ao, thu lưới từ đằng xa mang lại để quăng mẻ khác. Cậu bé kể năm ngoái, trời nắng quá, cá nổi lên chết nhiều, mẹ lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Rồi nhiều lần đêm xuống người ngoài vào ăn trộm hết tôm cá, cả nhà lại chật vật miếng ăn.
Cả tháng nay, chị Hải còn lo lắng không yên khi phường thông báo sẽ sớm thu lại mảnh đất này vì thuộc đất dự án. "Đến giờ tôi cũng chưa biết phải làm sao, sẽ làm việc gì để kiếm tiền lo cho các con nếu chuyện này xảy đến. Tôi chỉ mong có việc làm, việc gì cũng được để lo cho các con ăn học thành người. Nhiều khi tôi cũng thấy tủi nhân, thấy mình quá khổ nhưng đó chỉ là những suy nghĩ thoáng qua. Sống trên đời, tôi chỉ giữ chữ nhân và đức, ông trời sắp đặt thế nào thì tôi chịu thế đó. Tôi đẻ các con ra, tôi phải có trách nhiệm chăm lo cho chúng đến hơi thở cuối cùng", chị Hải tâm sự.
Cả tháng nay, chị Hải còn lo lắng không yên khi phường thông báo sẽ sớm thu lại mảnh đất này vì thuộc đất dự án. "Đến giờ tôi cũng chưa biết phải làm sao, sẽ làm việc gì để kiếm tiền lo cho các con nếu chuyện này xảy đến. Tôi chỉ mong có việc làm, việc gì cũng được để lo cho các con ăn học thành người. Nhiều khi tôi cũng thấy tủi nhân, thấy mình quá khổ nhưng đó chỉ là những suy nghĩ thoáng qua. Sống trên đời, tôi chỉ giữ chữ nhân và đức, ông trời sắp đặt thế nào thì tôi chịu thế đó. Tôi đẻ các con ra, tôi phải có trách nhiệm chăm lo cho chúng đến hơi thở cuối cùng", chị Hải tâm sự.
Tuệ Minh
Ảnh: Xavier Bourgois
Video: Trần Quang