"Do tình hình hiện tại, cảng hàng hải Seagirt của Baltimore sẽ ngừng nhận hàng xuất khẩu lúc 11h hôm nay, ngày 26/3 cho đến khi có thông báo mới", tin nhắn văn bản được gửi bởi Ports America Chesapeake, công ty điều hành cảng thuộc sở hữu nhà nước, sau vài tiếng tai nạn tàu hàng đâm trúng dầm cầu Francis Scott Key khiến các nhịp cầu bị sập và nhiều phương tiện rơi xuống sông.
Theo một cảnh báo khác, bắt đầu từ thứ tư, cổng phố New Vail sẽ đóng cửa cho đến khi có thông báo mới và tất cả xe tải lưu thông phải vào nhà ga qua cổng chính Seagirt tại 2600 Broening Highway.
Ngoài việc đóng cửa hoàn toàn vào ngày 29/3, bến cảng sẽ đóng cửa hàng ngày lúc 16h30, ngày 28/3 kéo dài thời gian đến 17h30.
Pamela Miller, một tài xế xe tải đã điều hành cảng suốt 40 năm, cho biết một dòng xe tải xếp hàng dài trên Quốc lộ Broening bên ngoài cổng chính khi các tài xế cố gắng dỡ hàng xuất khẩu trước thời hạn vào sáng thứ ba.
Miller, chủ sở hữu kiêm người điều hành được PiCorp thuê, đã lái xe đến nhà ga muộn hơn thường lệ một chút vào thứ ba, khoảng 9h30. Cô ấy có thể nhìn thấy con tàu đắm từ chiếc xe tải của mình từ hàng B của lối vào phố New Vail. "Trông nó thật kỳ lạ", cô nói.
Trước khi đến cảng, Miller đã đăng ký với văn phòng của mình rằng khách hàng muốn lấy toàn bộ số hàng. "Bạn có thể tưởng tượng được cơn ác mộng lúc này khi cố gắng đặt lại, đổi lịch không", Miller nói.
Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, nhưng nhà chức trách cho biết họ tin rằng xác tàu là một tai nạn.
Tổng thống Joe Biden hôm thứ ba cam kết rằng Chính phủ liên bang sẽ trang trải chi phí sửa chữa cây cầu. "Chúng tôi sẽ gửi tất cả các nguồn lực liên bang mà họ cần khi chúng tôi ứng phó với tình trạng khẩn cấp này", Biden nói trong một cuộc họp báo.
Sáng 26/3 (theo giờ địa phương), một tàu vận tải đi Colombo, Sri Lanka, đã đâm vào cầu Francis Scott Key ở Baltimore, Mỹ. Các tàu di chuyển ra vào cảng Baltimore đã bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới trong khi các đội cứu hộ tiếp tục tìm kiếm người dưới sông.
Giống như nhiều thảm họa, vụ sập cầu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân địa phương, các nhà phân tích cho rằng vụ sập cầu này có thể tác động sâu rộng đến chuỗi cung ứng trên khắp nước Mỹ.
Là một trong những cảng "bận rộn" nhất ở Mỹ, những tác động lớn đã dần hiện rõ trên toàn chuỗi cung ứng khi các nhà sản xuất ôtô tìm cách định tuyến lại các chuyến hàng trong bối cảnh cảng đóng băng các container xuất khẩu; các hãng xe tải địa phương thì đang chuẩn bị ứng phó với tác động của việc chuyển hướng hàng hóa.
Thế Đan (theo Supply Chain Dive)