Sau bài viết Lương lãnh đạo, nhiều độc giả chia sẻ ý kiến:
Cần thi tuyển chức vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị (tương đương giám đốc) giữa những người được qua vòng sơ tuyển (khi đạt các yêu cầu về đạo đức, lối sống, bằng cấp, kinh nghiệm được người lao động đề cử).
Sau đó công khai giải nhất, nhì, ba và bầu cử xin ý kiến người lao động. Kết quả bầu cử sẽ là kết quả chung cuộc. Người lãnh đạo có quyền chọn phụ tá giúp việc cho mình. Còn những người không đạt chức vụ lãnh đạo có thể làm chức phó hoặc tham gia bộ phận giám sát bộ máy lãnh đạo cùng mọi người.
Hãy cho các lãnh đạo có mức lương xứng tầm với mức độ quan trọng mà họ gánh vác. (Ví dụ lương của HLV ngoại mà liên đoàn bóng đá trả phải xứng với tầm vóc công việc mà HLV đó gánh vác và lợi ích HLV đó mang lại- đồng thời có so sánh với các nước trong khu vực).
Vậy mới tuyển được những lãnh đạo tài năng, hết mình vì công việc. Bên cạnh đó có chế tài hoặc hệ thống giám sát nghiêm ngặt, mạnh dạn loại bỏ những lãnh đạo nào hưởng lương cao nhưng làm không tốt, làm sai, suy thoái đạo đức.
Mặt khác cải cách tiền lương cho người lao động có địa vị thấp nhất cũng đủ sống (theo hướng đủ nuôi bản thân và hai con) và có một phần tích lũy. Nhiệm kỳ nên 3 năm một lần, sau đó bầu cử lại.
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu sinh thời đã nói: "Dù là một cảnh sát, nhân viên di trú hay hải quan thì việc họ bị trả lương thấp là điều rất nguy hiểm".
Gần nhất về địa lý với chúng ta là Singapore, chính sách rất rõ ràng: Làm quan chức lương rất cao, thậm chí đến mức triệu phú đôla, nhưng rất nghiêm với tham nhũng. Chúng ta tuy không bằng về mặt kinh tế, nhưng tư tưởng này thì cần học tập.
Đầu tiên phải làm điều kiện cần, tức là trả lương cao, sau đó sẽ siết các khoản 'lậu". Không có lương cao thì 100% họ sẽ kiếm thêm bằng lậu. Học Singapore ngay gần Việt Nam, không cần phải tốn chi phí cho cán bộ công chức đi Tây, đi Tàu học tập kinh nghiệm làm gì, tốn kém vô ích.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.