From: "Tu Nguyen"
To: <webmaster@vnexpress.net>
Sent: Friday, November 01, 2002 3:05 AM
Subject: xin chia buon.
Kính gửi VnExpress,
Tôi xin thành kính chia buồn với gia đình của các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn ở ITC. Chắc rằng mọi người sẽ cùng chia sẻ sự mất mát lớn lao này.
Nhân tiện đây, tôi cũng xin các cơ quan chức năng nên xem xét và thảo luận lại các phương pháp phòng cháy, chữa cháy, phổ biến chúng tới mọi nhà máy, cơ quan, xí nghiệp. Hãy giúp cho họ có một nhận thức về các phương pháp an toàn cũng như biết cách ứng biến trong trường hợp có hỏa hoạn. Ở Mỹ, các công việc đó thường được tập huấn cho tất cả các nhân viên trong công ty mỗi năm 2 lần, cũng như cách sử dụng và tiếp cận với những hóa chất có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng.
Justin Nguyen.
From: Le Minh
To: webmaster@vnexpress.net
Sent: Friday, November 01, 2002 12:04 AM
Subject: Chay o vietnam
Đọc tin về vụ cháy mà thấy đau lòng. Tôi nhận thấy, các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam thường được xây ken sát vào nhau, không có đường thoát hiểm. Vậy nên, ít nhất cũng phải được trang bị thang dây. Tuy chỉ là một vật tầm thường nhưng rất hữu dụng trong những vụ tai nạn. Người ta thường nói phòng cháy hơn chữa cháy.
From: Pham dinh Nguyen
To: webmaster@vnexpress.net
Sent: Thursday, October 31, 2002 4:49 PM
Subject: Vu chay o trung tam thuong mai
Mặc dù tôi không trực tiếp nhìn thấy tận mắt quang cảnh khủng khiếp đã xảy ra vào chiều ngày 29/10, nhưng theo dõi qua báo chí cũng như các phương tiện truyền thông khác, tôi không khỏi rơi lệ. Một mặt, tôi cảm thấy xót thương và cảm thông cho sự mất mát này; mặt khác, tôi thấy buồn về hệ thống và tổ chức phòng cháy chữa cháy ở nước ta.
Theo tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn có khả năng trang bị phao hay lưới cứu hộ, hay ít nhất là những tấm đệm hơi đỡ người từ trên xuống. Sau sự cố này, các đơn vị phòng cháy chữa cháy cần phải có biện pháp rõ ràng, cũng như phải đầu tư trang thiết bị tốt hơn nữa.
From: don nguyen
To: webmaster@vnexpress.net
Sent: Friday, November 01, 2002 1:11 AM
Subject: cuu chay
Chúng ta cần phải chủ động hơn trong việc xử lý tai nạn. Xe cứu hỏa hay cứu thương phải có mặt kịp thời trong vài phút sau khi có sự cố, chứ không phải như vụ cháy vừa rồi, đợi nhận được tin rồi mới chạy xuống sông Sài Gòn lấy nước, để đến lúc tiếp cận hiện trường thì nhà đã cháy và người đã chết hết rồi.
Về phương tiện thì phải chịu khó đầu tư vào những phương tiện hiện đại nhất và những dụng cụ tốt nhất. Thậm chí, phải làm những cột nước cứu lửa ngay trên đường, cứ 200 m thì làm một cột. Riêng việc cứu người, khi xảy ra tai nạn, ai cũng có thể làm ngay những gì mình thấy đúng, không cần phải xin ý kiến cấp trên. Chẳng hạn, tìm cách đập tường, phá cửa kính ngay để cứu người. Chứ đợi lệnh thì mất 2-3 tiếng thì quá muộn rồi.