Khu lưu niệm ông già Bến Ngự (tên thường gọi cụ Phan Bội Châu) nằm ở số 15 đường Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế). Xưa kia đây là nơi cụ Phan sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp cho đến cuối đời sau khi bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 1925. Sau khi mất năm 1940, cụ được chôn cất ngay giữa khu vườn của khu lưu niệm ngày nay.
Khu lưu niệm ông già Bến Ngự (tên thường gọi cụ Phan Bội Châu) nằm ở số 15 đường Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế). Xưa kia đây là nơi cụ Phan sống trong sự giam lỏng của thực dân Pháp cho đến cuối đời sau khi bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 1925. Sau khi mất năm 1940, cụ được chôn cất ngay giữa khu vườn của khu lưu niệm ngày nay.
Ngày nay, trong khu lưu niệm vẫn tồn tại căn nhà xưa kia ông già Bến Ngự sinh sống. Theo các tài liệu, căn nhà này do cụ Phan tự thiết kế và được cụ Võ Liêm Sơn, giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt.
Ngày nay, trong khu lưu niệm vẫn tồn tại căn nhà xưa kia ông già Bến Ngự sinh sống. Theo các tài liệu, căn nhà này do cụ Phan tự thiết kế và được cụ Võ Liêm Sơn, giáo viên trường Quốc Học đứng ra chủ trì xây dựng. Ngôi nhà có hình chữ công nằm ngang, ba gian nhà lợp tranh, tượng trưng cho ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), vách đất tương đối cao và thoáng mát. Chính giữa nhà hình vuông, làm nơi diễn thuyết. Xung quanh có các chái chia phòng riêng biệt.
Mộ cụ Phan Bội Châu nằm ngay phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào trong cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7 m, ngang 5 m, có 5 bậc tam cấp cao 0,8 m, cách bình phong phía đầu mộ chừng 1 m là tấm bia cao có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.
Mộ cụ Phan Bội Châu nằm ngay phía trước ngôi nhà ở và chính giữa khu vườn. Sau khi cụ Phan qua đời (29/10/1940) với số tiền phúng điếu của đồng bào trong cả nước, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây dựng ngôi mộ và nhà thờ. Mộ có chiều dài 7 m, ngang 5 m, có 5 bậc tam cấp cao 0,8 m, cách bình phong phía đầu mộ chừng 1 m là tấm bia cao có bài “Tự Minh” bằng chữ Hán do cụ Phan viết năm 1934.
Từ đường được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, do cụ Tôn Thất Sa thiết kế, bác sĩ Thân Trọng Phước làm Trưởng ban xây dựng.
Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”.
Từ đường được xây dựng từ tháng 4/1955 đến năm 1956, do cụ Tôn Thất Sa thiết kế, bác sĩ Thân Trọng Phước làm Trưởng ban xây dựng.
Từ đường là một ngôi nhà ngói to lớn, đồ sộ, cao khoảng 8 m, mái lợp ngói âm dương, mặt quay về phía lăng mộ cụ Phan Bội Châu. Mặt trước Từ đường có biển đề hàng chữ “Từ đường các liệt sỹ tiền bối và Phan Bội Châu tiên sinh”.
Hiện nay, từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của ông già Bến Ngự.
Hiện nay, từ đường được sử dụng làm nơi trưng bày khoảng 150 hiện vật, tư liệu về cuộc đời, quá trình hoạt động cách mạng của ông già Bến Ngự.
Bức tượng cụ Phan Bội Châu bằng đồng được đặt trang trọng, chính giữa từ đường.
Bút tích của cụ Phan Bội Châu được lưu giữ trong từ đường.
Cùng với những di tích chính trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu, khu lưu niệm còn là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước đương thời hoạt động với cụ, tiêu biểu là lăng mộ nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ, người cùng cụ Phan sang Nhật cầu viện.
Cùng với những di tích chính trong khu vực vườn nhà cụ Phan Bội Châu, khu lưu niệm còn là nơi an nghỉ của các nhà yêu nước đương thời hoạt động với cụ, tiêu biểu là lăng mộ nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ, người cùng cụ Phan sang Nhật cầu viện.
Lăng mộ ông bà Phan Nghi Đệ (con trai và con dâu của cụ Phan) cũng nằm trong khu lưu niệm.
Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.
Dự kiến chiều 4/3, Nhật hoàng và Hoàng hậu sẽ đến tham quan khu lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế nhân chuyến thăm Việt Nam.
Vào năm 2010, nhân dịp kỷ niêm 70 năm ngày mất cụ Phan Bội Châu và 100 năm ngày mất bác sĩ Asaba Sakitaro, những người Nhật hảo tâm đã tặng tấm bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt Nhật từ phong trào Đông Du đặt trong khu vườn trước mộ cụ Phan Bội Châu.
Dự kiến chiều 4/3, Nhật hoàng và Hoàng hậu sẽ đến tham quan khu lưu niệm Phan Bội Châu ở Huế nhân chuyến thăm Việt Nam.
Võ Thạnh