Năm 1910, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đó mang tên Nguyễn Tất Thành, đến Sài Gòn và lưu trú tại căn nhà số 1-2-3 Bến Testard (nay là đường Châu Văn Liêm, quận 5) từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911. Trong ba căn nhà đó có một căn được giữ lại làm di tích lưu niệm, tọa lạc số 5, Châu Văn Liêm.
Căn nhà này là một trong những trụ sở của công ty Liên Thành - doanh nghiệp và là tổ chức hoạt động cách mạng do các sĩ phu yêu nước thành lập. Tổ chức này đã đóng góp tài chính cho thanh niên Nguyễn Tất Thành sang Pháp tìm đường cứu nước năm 1911.
Ngôi nhà đã được tu sửa nhưng vẫn giữ lại kết cấu xưa, gồm có hai tầng, bề ngang khoảng 4 m, sâu gần 9 m.
Năm 1910, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đó mang tên Nguyễn Tất Thành, đến Sài Gòn và lưu trú tại căn nhà số 1-2-3 Bến Testard (nay là đường Châu Văn Liêm, quận 5) từ tháng 9/1910 đến tháng 6/1911. Trong ba căn nhà đó có một căn được giữ lại làm di tích lưu niệm, tọa lạc số 5, Châu Văn Liêm.
Căn nhà này là một trong những trụ sở của công ty Liên Thành - doanh nghiệp và là tổ chức hoạt động cách mạng do các sĩ phu yêu nước thành lập. Tổ chức này đã đóng góp tài chính cho thanh niên Nguyễn Tất Thành sang Pháp tìm đường cứu nước năm 1911.
Ngôi nhà đã được tu sửa nhưng vẫn giữ lại kết cấu xưa, gồm có hai tầng, bề ngang khoảng 4 m, sâu gần 9 m.
Tầng một của di tích đặt bàn thờ cùng tranh ảnh, bản đồ về Sài Gòn xưa, các hoạt động và những trí thức có ảnh hưởng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Suốt thời gian ở căn nhà này, Bác Hồ dạy học, đi làm ở trường thợ máy và bán báo ở thương cảng để kiếm sống, tìm hiểu đời sống người lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn. Đây là thời gian hết sức quan trọng để thanh niên Nguyễn Tất Thành có bước chuẩn bị trực tiếp về vật chất, tinh thần, phương tiện cho việc ra đi tìm đường cứu nước.
Tầng một của di tích đặt bàn thờ cùng tranh ảnh, bản đồ về Sài Gòn xưa, các hoạt động và những trí thức có ảnh hưởng tới Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Suốt thời gian ở căn nhà này, Bác Hồ dạy học, đi làm ở trường thợ máy và bán báo ở thương cảng để kiếm sống, tìm hiểu đời sống người lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn. Đây là thời gian hết sức quan trọng để thanh niên Nguyễn Tất Thành có bước chuẩn bị trực tiếp về vật chất, tinh thần, phương tiện cho việc ra đi tìm đường cứu nước.
Một góc của tầng trệt trưng bày hình ảnh liên quan đến Công ty Liên Thành và một số nơi Bác Hồ đã dừng chân khi đến Sài Gòn.
Một góc của tầng trệt trưng bày hình ảnh liên quan đến Công ty Liên Thành và một số nơi Bác Hồ đã dừng chân khi đến Sài Gòn.
Căn nhà số 185/1, đường Dumortier, xóm cầu Rạch Bần (nay là đường Cô Bắc, quận 1), là nơi thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ở vài ngày khi mới từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
Căn nhà số 185/1, đường Dumortier, xóm cầu Rạch Bần (nay là đường Cô Bắc, quận 1), là nơi thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ở vài ngày khi mới từ Phan Thiết vào Sài Gòn.
Căn nhà số 88/5, đại lộ Lê Lợi, nơi Bác Hồ và các trí thức của tổ chức cách mạng Liên Thành đến nghe thuyết giảng.
Căn nhà số 88/5, đại lộ Lê Lợi, nơi Bác Hồ và các trí thức của tổ chức cách mạng Liên Thành đến nghe thuyết giảng.
Cầu thang dẫn lên tầng hai bằng gỗ, bề ngang khá hẹp. Cạnh đó là bức tường được vẽ cảnh Bến Nhà Rồng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tàu, ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Cầu thang dẫn lên tầng hai bằng gỗ, bề ngang khá hẹp. Cạnh đó là bức tường được vẽ cảnh Bến Nhà Rồng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tàu, ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911.
Tầng hai là khu trưng bày về hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bức tranh con tàu Đô đốc Latouche-Tréville được treo ở tầng hai. Trên tàu này, Bác Hồ lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba để học hỏi những điều tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Bức tranh con tàu Đô đốc Latouche-Tréville được treo ở tầng hai. Trên tàu này, Bác Hồ lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba để học hỏi những điều tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Từ trái sang là ảnh khách sạn Paker (Boston, Mỹ) nơi Bác Hồ vừa làm thêm và học tiếng Anh trong những năm 1912-1913. Kế tiếp là ảnh thanh niên Nguyễn Tất Thành làm bồi bàn tại khách sạn Carlton (London, Anh) năm 1914.
Bên phải là ảnh ngôi nhà số 9, ngõ Compoint (Paris, Pháp), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc này đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc) sống và làm việc từ năm 1920 đến 1923.
Từ trái sang là ảnh khách sạn Paker (Boston, Mỹ) nơi Bác Hồ vừa làm thêm và học tiếng Anh trong những năm 1912-1913. Kế tiếp là ảnh thanh niên Nguyễn Tất Thành làm bồi bàn tại khách sạn Carlton (London, Anh) năm 1914.
Bên phải là ảnh ngôi nhà số 9, ngõ Compoint (Paris, Pháp), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc này đã đổi tên thành Nguyễn Ái Quốc) sống và làm việc từ năm 1920 đến 1923.
Bộ trang phục và dụng cụ cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phục chế lại để trưng bày cho khách tham quan.
Bộ trang phục và dụng cụ cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phục chế lại để trưng bày cho khách tham quan.
Bản đồ hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Mình từ năm 1911 đến 1941. Từ Bến Nhà Rồng, thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bôn ba qua nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Bản đồ hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Mình từ năm 1911 đến 1941. Từ Bến Nhà Rồng, thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bôn ba qua nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Những ngày lễ lớn, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh đều có đông đảo du khách đến tham quan di tích. Năm 1988, ngôi nhà số 5 Châu Văn Liêm được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Những ngày lễ lớn, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh đều có đông đảo du khách đến tham quan di tích. Năm 1988, ngôi nhà số 5 Châu Văn Liêm được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Quỳnh Trần