Trong nhà và vườn của ông Nguyễn Văn Tròn (55 tuổi, ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi) có hệ thống hầm ngầm từng làm chỗ ở, chứa vũ khí và nuôi giấu cán bộ những năm kháng chiến chống Mỹ.
Ông Tròn là con út thứ 10 của chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Ten, người có công trong việc vận chuyển vũ khí bằng đường bộ vào nội đô Sài Gòn.
Trong nhà và vườn của ông Nguyễn Văn Tròn (55 tuổi, ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi) có hệ thống hầm ngầm từng làm chỗ ở, chứa vũ khí và nuôi giấu cán bộ những năm kháng chiến chống Mỹ.
Ông Tròn là con út thứ 10 của chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Ten, người có công trong việc vận chuyển vũ khí bằng đường bộ vào nội đô Sài Gòn.
Hầm chỉ cao khoảng một mét, phải cúi người mới có thể di chuyển được.
Đường hầm được cha ông Tròn và đồng đội đào từ những năm 1955 và kéo dài hơn 10 năm mới hoàn thành. "Cha tôi cùng mọi người trong nhà chỉ đào vào ban đêm, bằng cuốc và xẻng. Mỗi đêm lại đào một ít rồi lén mang đất thừa giấu đi nơi khác", ông Tròn chia sẻ.
Hầm chỉ cao khoảng một mét, phải cúi người mới có thể di chuyển được.
Đường hầm được cha ông Tròn và đồng đội đào từ những năm 1955 và kéo dài hơn 10 năm mới hoàn thành. "Cha tôi cùng mọi người trong nhà chỉ đào vào ban đêm, bằng cuốc và xẻng. Mỗi đêm lại đào một ít rồi lén mang đất thừa giấu đi nơi khác", ông Tròn chia sẻ.
Hầm sâu hun hút, dài hơn 30 m, dẫn từ khu vườn tới nhà. Hai bên vách là đất sét pha đá ong có độ bền cao, ít bị sụt lở, chịu được sức công phá của một số bom đạn hạng nhẹ.
Hầm sâu hun hút, dài hơn 30 m, dẫn từ khu vườn tới nhà. Hai bên vách là đất sét pha đá ong có độ bền cao, ít bị sụt lở, chịu được sức công phá của một số bom đạn hạng nhẹ.
Cuối đường hầm là cơ sở bí mật để nuôi giấu cán bộ biệt động và chứa vũ khí, rộng khoảng 3 m2. Tại hầm này, Thiếu tướng Trần Hải Phụng - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định từng ở những năm 1967 - 1968 và đưa ra những chỉ thị cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân.
Cuối đường hầm là cơ sở bí mật để nuôi giấu cán bộ biệt động và chứa vũ khí, rộng khoảng 3 m2. Tại hầm này, Thiếu tướng Trần Hải Phụng - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định từng ở những năm 1967 - 1968 và đưa ra những chỉ thị cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân.
Ông Tròn đứng tại điểm cuối của đường hầm, bên cạnh chuồng bò trước nhà. "Trước đây, khu vực này được nguỵ trang bằng rơm rạ phủ lên", ông cho biết.
Ông Tròn đứng tại điểm cuối của đường hầm, bên cạnh chuồng bò trước nhà. "Trước đây, khu vực này được nguỵ trang bằng rơm rạ phủ lên", ông cho biết.
Lỗ thông hơi của đường hầm được ngụy trang giống như ụ mối đùn. Ngày nay, gia đình ông Tròn cho đắp lỗ thông hơi to hơn để khách tham quan dễ hình dung.
Lỗ thông hơi của đường hầm được ngụy trang giống như ụ mối đùn. Ngày nay, gia đình ông Tròn cho đắp lỗ thông hơi to hơn để khách tham quan dễ hình dung.
Căn nhà gần 100 m2 của gia đình ông Tròn được xây dựng khoảng năm 1960, lợp ngói đỏ, sân lát gạch, nay còn khá nguyên vẹn. Ông Tròn cũng xây một ngôi nhà cạnh nhà cũ để tiện sinh hoạt.
Căn nhà gần 100 m2 của gia đình ông Tròn được xây dựng khoảng năm 1960, lợp ngói đỏ, sân lát gạch, nay còn khá nguyên vẹn. Ông Tròn cũng xây một ngôi nhà cạnh nhà cũ để tiện sinh hoạt.
Bên trong, các vật dụng như bàn ghế, tủ, giường, phản... vẫn được giữ nguyên như trước kia. Một số đồ khác như súng, máy may, xe bò... gắn với lực lượng biệt động đã được giao cho các bảo tàng.
"Những vật dụng này đều gắn bó với một thời hoạt động cách mạng của cha tôi nên phải gìn giữ cẩn thận", ông Tròn cho biết.
Bên trong, các vật dụng như bàn ghế, tủ, giường, phản... vẫn được giữ nguyên như trước kia. Một số đồ khác như súng, máy may, xe bò... gắn với lực lượng biệt động đã được giao cho các bảo tàng.
"Những vật dụng này đều gắn bó với một thời hoạt động cách mạng của cha tôi nên phải gìn giữ cẩn thận", ông Tròn cho biết.
Những bức ảnh về những năm hoạt động cách mạng của gia đình được treo trang trọng trên tường nhà.
Bức ảnh chiếc xe bò được người lính biệt động Nguyễn Văn Ten (ngồi trên xe, góc phải) thường dùng để nguỵ trang chở vũ khí, được Bảo tàng Cách mạng TP HCM đóng khung, tặng cho gia đình.
Bức ảnh chiếc xe bò được người lính biệt động Nguyễn Văn Ten (ngồi trên xe, góc phải) thường dùng để nguỵ trang chở vũ khí, được Bảo tàng Cách mạng TP HCM đóng khung, tặng cho gia đình.
Những vỏ bom đạn của Mỹ từng rải xuống khu vực xã Thái Mỹ được gia đình ông Tròn trưng bày ngoài vườn. Phía sau là chuồng và chiếc xe bò từng dùng để che giấu vũ khí.
Chủ nhà cho biết vào các ngày kỷ niệm Tết Mậu Thân, 30/4, nơi đây đón tiếp rất nhiều đoàn khách du lịch, cựu chiến binh... đến tham quan.
Đường hầm tại nhà ông Tròn cách địa đạo Củ Chi hơn 20 km. Mới đây, UBND TP HCM đã gửi văn bản ý kiến Bộ Quốc Phòng về chủ trương lập hồ sơ di tích địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng) cách trung tâm thành phố khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, là một hệ thống đường hầm trong lòng đất dài hơn 200 km, và là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.
Những vỏ bom đạn của Mỹ từng rải xuống khu vực xã Thái Mỹ được gia đình ông Tròn trưng bày ngoài vườn. Phía sau là chuồng và chiếc xe bò từng dùng để che giấu vũ khí.
Chủ nhà cho biết vào các ngày kỷ niệm Tết Mậu Thân, 30/4, nơi đây đón tiếp rất nhiều đoàn khách du lịch, cựu chiến binh... đến tham quan.
Đường hầm tại nhà ông Tròn cách địa đạo Củ Chi hơn 20 km. Mới đây, UBND TP HCM đã gửi văn bản ý kiến Bộ Quốc Phòng về chủ trương lập hồ sơ di tích địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.
Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi (xã Phú Mỹ Hưng) cách trung tâm thành phố khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, là một hệ thống đường hầm trong lòng đất dài hơn 200 km, và là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.
Quỳnh Trần