Có vẻ nhiều người hiểu sai chữ "sếp". Sếp, tiếng Anh là chief có nghĩa là trưởng, là cấp trên trực tiếp. Cấp trên trực tiếp là người chịu trách nhiệm về công việc với sếp của anh ta – tức là cho dù lính của anh ta làm sai anh ta vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới.
Ví dụ, nhóm trưởng của một nhóm tiếp thị là sếp của nhóm tiếp thị đó và phải chịu trách nhiệm về công việc của cả nhóm với sếp của anh ta là trưởng phòng tiếp thị. Trưởng phòng tiếp thị quản lý nhiều nhóm tiếp thị và báo cáo công việc với sếp của anh ta là giám đốc phụ trách kinh doanh.
>> 'Làm 5 năm, thu nhập dưới 15 triệu đồng thì không nên vật vạ ở lại Sài Gòn'
Giám đốc phụ trách kinh doanh quản lý các bộ phận tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo, bán hàng báo cáo công việc với sếp của anh ta là tổng giám đốc. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về lời lỗ của toàn công ty với sếp của anh ta, chính là ông chủ. Ông chủ thường được gọi là "boss" chứ không gọi là sếp. Nếu ở công ty cổ phần, ông chủ thường giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Đây là cơ cấu tổ chức căn bản của một công ty lớn. Nhiều người đánh đồng sếp với ông chủ chắc thường làm việc cho công ty nhỏ trong đó sếp, giám đốc và ông chủ nhiều khi chỉ là một người.
Sếp không có liên quan gì đến lương bổng của bạn mà chỉ liên quan đến việc khen thưởng, kỷ luật bằng đánh giá công việc. Thông thường, khi sếp lên chức người được anh ta đánh giá cao nhất sẽ thay vào chỗ của anh ta. Cho nên, chức càng to càng cần nhân viên cấp dưới có năng lực. Tất cả làm sếp hết thì lấy ai làm lính?
>> 'Không làm nổi 18 tiếng một ngày thì đừng mong thành ông chủ'
Công việc nào cũng có tính đào thải. Cách làm việc kiểu Mỹ nặng về ekip và có tính cạnh tranh rất cao. Khi sếp là nhóm trưởng tiếp thị lên chức trưởng phòng, nhóm tiếp thị dưới quyền anh ta hầu hết sẽ được bổ nhiệm vào chức nhóm trưởng của các nhóm tiếp thị khác. Những nhóm tiếp thị này có thể sẽ bị sa thải hết và nhóm trưởng mới sẽ bắt đầu một đợt tuyển nhân sự mới. Cho nên, hoàn thành tốt công việc giúp sếp thăng tiến cũng là chính mình thăng tiến và ngược lại, sếp của mình không đọ nổi sếp của nhóm khác thì cả đám bị đào thải.
Cách làm việc kiểu Nhật là sếp thăng chức thì đề xuất người thay vào chỗ anh ta, các bộ phận khác vẫn giữ nguyên. Người Mỹ chuyển chỗ làm nhiều lần là vì việc này chứ không phải do họ cố ý nhảy việc. Khi bạn lên chức trưởng phòng, bạn mới chính thức là "người của công ty" và không lo bị đào thải khi có người khác lên chức giám đốc. Từ chức nhóm trưởng trở xuống chính là bất cứ lúc nào cũng có thể tuyển được cả đống người.
>> Bỏ việc mở quán cà phê, tôi hối không kịp vì mất sạch 150 triệu đồng
Ở đây chúng ta chỉ bàn đến chuyện làm công ăn lương. Bạn nào tự cho mình giỏi ra làm chủ thì không bàn. Bàn chủ đề phải có tính tập trung, không chuyện nọ xọ sang chuyện kia. Bạn vừa làm công ăn lương ở nơi này vừa làm chủ ở nơi khác là bình thường. Nhưng việc bạn làm chủ ra sao chỗ này xin vui lòng không bàn đến. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần phải cố gắng làm sếp.
Nếu bạn là một thợ máy mới tốt nghiệp cao đẳng, tương đương với công nhân bậc 3, bạn cố gắng trau dồi tay nghề, kinh nghiệm sửa chữa bảo trì máy móc thăng dần đến bậc 7 – còn gọi là thợ cả - lương của bạn có khi còn to hơn cả lương quản lý và không có công ty nào dám làm phật lòng bạn.
Với thợ cả, tiền làm ngoài của anh ta còn nhiều hơn lương gấp vài lần. Nếu thợ cả đi nước ngoài làm việc và chứng minh được tay nghề, người ta (ở nước ngoài) sẽ tìm mọi cách nhập tịch cho anh ta nếu anh ta muốn ở lại nước đó.
Cái gì cũng phải có quá trình, có thời gian, tuần tự nhi tiến. Mới vào làm đã đòi lương to ngay thì chả có nơi nào có đâu. Việc của bạn là đàm phán mức lương sao cho không quá thấp với mặt bằng chung. Quá thấp thì thời gian tăng lương tiếp theo sẽ khá dài mà quá cao thì người ta sẽ sa thải bạn nếu họ tìm được người chấp nhận lương thấp hơn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.