Nơi ở của con hổ tấn công người (trái). Sát vách tường này còn có một cây si và nền xi-măng cao khoảng hơn nửa mét, nơi con hổ thường nằm. Do vậy, có một giả định được đưa ra là con hổ đã bám vào cây trong chuồng để nhảy qua chuồng bên cạnh - nơi các nhân viên đang trồng cây xanh và tấn công họ. |
Các chuồng hổ được cách nhau bằng vách ngăn cao khoảng hơn 3m như thế này. |
Đám đất mới đào - nơi 2 nhân viên bị hổ cắn khiến một người tử vong, người khác bị thương nặng. |
Chuồng của mỗi con hổ rộng khoảng 500 m2, được tạo dựng giống thiên nhiên hoang dã với cây cỏ và cả những món đồ chơi cho loài chúa sơn lâm như lốp xe treo lủng lẳng. |
Hổ Đông Dương, chung loài với con chúa sơn lâm tấn công người. Con hổ "gây án" đang bị cách ly. Loài này có trọng lượng trưởng thành từ 150 đến 200 kg. |
Con đường khách tham quan đi ngắm hổ được ngăn cách bằng kính chịu lực. |
Trước mặt khách là tấm chắn kính chịu lực cao hơn 2m. Bên dưới là tường xi măng có gắn xung điện cũng có độ cao tương tự. Tiếp đó là hồ nước có mặt nước thấp hơn đường đi 2m. Như vậy, từ nơi khách đứng đến nơi ở của hổ cách khoảng 5m chiều dài và 4m chiều cao. |
Sau tai nạn, khu du lịch Đại Nam đã dán cảnh báo trước chuồng. Toàn bộ hổ trong khu du lịch đã bị nhốt lại, đóng cửa chuồng, chờ hoàn thiện hàng rào lưới dự kiến cao khoảng 5m có song sắt nhọn vòm bên trên đỉnh. |
Minh Tâm