From: "tom nguyen"
To: <webmaster@vnexpress.net>
Sent: Friday, January 25, 2002 4:46 AM
Subject: Can bang giua bang cap va viec lam
Tôi rời quê hương khi 20 tuổi và đã sống ở nhiều nước khác nhau được 20 năm nay. Là một độc giả thường xuyên của VnExpress, tôi rất vui mừng nhận thấy sự thiết tha và nhiệt thành khi đọc nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đọc, hầu giúp đỡ xây dựng quê hương. Vừa rồi, tôi đọc nhiều bài viết liên hệ đến việc giáo dục, phong hàm và những bức xúc của sinh viên Việt Nam du học cũng như trong nước. Tôi muốn nói lên vài suy nghĩ của mình.
Là một học sinh tốt nghiệp ở Mỹ (chỉ 4 năm), tôi may mắn có được việc làm tốt đẹp trong ngành điện toán. Nhưng tôi đã chứng kiến nhiều bạn bè và người quen biết không có được việc làm trong thời kỳ kinh tế Mỹ đang tồi tệ đó. Một số đã quyết định tiếp tục học cao học và sau nhiều năm vài người đã trở thành phó tiến sĩ hoặc tiến sĩ. Một số chấp nhận phận nhỏ hèn không đáng với bằng cấp của họ. Nhiều người trong số đó đã tiếp tục học để lấy chứng chỉ khác. Những người khác, vì lấy bằng chứng chỉ quá nhiều, lại càng khó thấy chấp nhận bất cứ công việc thấp kém nào.
Tôi nói điều này không phải xuất phát từ sự chủ quan của mình, mà bởi tôi từng biết và làm việc với những tài năng này. Tôi cũng thấy được tâm sự của sinh viên tốt nghiệp nhưng chỉ làm công việc mà họ cho là hèn mọn tại những khách sạn tôi tạm ở khi thăm quê nhà. Tôi cũng hiểu được những cử chỉ không vui vẻ và thiện cảm của vài nhân viên làm việc ở đó vì họ mặc cảm với chức phận của họ. Không cần phải hiểu về tâm lý học, chắc hẳn các bạn đọc thấy được vấn đề. Tôi viết những dòng này vì thấy quá nhiều người quan tâm đến đào tạo nhân tài và chứng chỉ mà quên đi việc đảm bảo việc làm cho các nhân tài đó. Nếu việc làm dồi dào, tôi tin rằng sự cân bằng sẽ tự nhiên được tạo ra.
Nước nhà mạnh nhờ sự cân bằng giữa tài nhân và công việc. Chẳng nhà nước nào muốn đào tạo quá nhiều nhân tài với nhiều bất mãn trong lòng về việc làm. Điều này có thể dẫn đến sự suy thoái về tâm lý, không lợi cho sự lành mạnh trong công việc xây dựng nước nhà. Một điều này cũng cần phải chú trọng là bằng cấp không phải luôn đáp ứng được công việc thực tế. Nếu một sinh viên đã đi du học và sau khi chỉ tốt nghiệp 4 năm (bachelor), họ nên tìm việc làm để trau dồi kinh nghiệm trước khi về nước. Điều này cũng mang lại những ưu điểm thực tế cho chính bản thân họ hoặc nước nhà.
So sánh hồi tôi mới ra trường và bây giờ, sự hiểu biết về cách làm việc thật khác biệt. Có nhiều bằng cấp chỉ tạo một tâm lý kiêu ngạo và mặc cảm cùng một lúc (hãy thẳng thắn ở đây!). Như tôi đã nói, một số không ít tiếp tục học cao học chỉ bởi vì họ không thể kiếm được việc làm, mà ở xứ Tây phương sau khi học được 4 năm để tiếp tục học cao học không phải là điều khó khăn, kể cả về vấn đề tài chính. Để kiếm được việc làm mới là điều khó. Sau khi công việc đã chia phối đầy đủ, tự nhiên mình sẽ có nhiều tài nguyên để có được nhiều tài năng với chứng chỉ cao hơn. Các công ty làm ăn tốt, cần nhân tài và thiếu người lắm, từ công ty đó sẽ đóng góp vào việc đào tạo nhân tài mà không cần ngân sách của Nhà nước.
Cảm ơn các bạn