Người gửi: Anh Tuấn
Sách giáo khoa luôn là đề tài nóng từ trước đến nay. Chúng ta đã nhiều lần cải cách nhưng hiệu quả đem lại từ việc cải cách đó thì sao?
Tôi nghĩ để học sinh học tốt Sử, nên cải cách lại sách. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, những trận chiến hào hùng của cha ông giờ đây thế hệ trẻ chúng tôi chỉ được nghe qua lời kể. Những con số, những số liệu thống kê và những câu văn dài.... thì đọc trước quên sau.
Tình hình đất nước đang dần chuyển mình sang trang mới. Ở thời kỳ công nghiệp hoá (Công nghệ thông tin), tại sao chúng ta không đưa các tư liệu, phóng sự lên đĩa CD, DVD để giáo viên và học sinh cùng tham khảo trong giờ lên lớp.
Những hình ảnh hào hùng của ông cha trong những tư liệu sẽ là ký ức khó quên đối với mỗi người Việt Nam cũng như đối với thế hệ trẻ.
Người gửi: Phan Văn Bình
Theo tôi, những người làm giáo dục nước nhà cần bàn và quyết định đâu là triết lý giáo dục thì từ đó mới có thể đưa ra giải pháp.
Bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục đều thấy nhan nhản những phê phán về sự bất hợp lý của giáo dục Việt Nam và ra sức đòi thay đổi nó. Đã đến lúc không thể chờ được nữa một Kiến trúc sư trưởng cho giáo dục nước nhà.
Ai cũng thấy được đối tượng chính của giáo dục là con người, là học sinh, xã hội cần là học sinh sau khi tốt nghiệp làm được việc, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Vậy mà giáo dục hiện tại thì hầu như rất xa rời mục tiêu này, điều này hầu như ai cũng thấy được.
Ngày nay, với sự trợ giúp của máy vi tính nối mạng Internet, vậy tại sao học sinh phải học thuộc quá nhiều?