Nhiều người dân ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho hay cam Xã Đoài có nguồn gốc từ Châu Âu, được đưa qua xứ Nghệ trồng từ hơn 100 năm nay. Giống cam có mùi vị thơm ngon nên được truyền qua nhiều thế hệ.
Điều đặc biệt là chỉ có đất ở vùng Xã Đoài mới trồng được loại cam này và cho vị ngon đặc trưng, nếu đưa giống đi nơi khác trồng thì không thành công.
Nhiều người dân ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho hay cam Xã Đoài có nguồn gốc từ Châu Âu, được đưa qua xứ Nghệ trồng từ hơn 100 năm nay. Giống cam có mùi vị thơm ngon nên được truyền qua nhiều thế hệ.
Điều đặc biệt là chỉ có đất ở vùng Xã Đoài mới trồng được loại cam này và cho vị ngon đặc trưng, nếu đưa giống đi nơi khác trồng thì không thành công.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch UBND xã Nghi Diên, cam Xã Đoài còn được người dân gọi là cam "tiến vua", do thời trước loại cam quý hiếm này thường chỉ có tầng lớp vua quan mới có điều kiện để ăn.
Những năm gần đây, cam Xã Đoài thường có giá mỗi quả từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Cứ vào dịp gần Tết, nhiều khách hàng, thương lái trong và ngoài tỉnh Nghệ An tìm Xã Đoài mua cam để bày mâm ngũ quả, làm quà biếu. Giá cam theo đó đắt hơn, nhưng nhiều chủ vườn không còn cam để bán.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch UBND xã Nghi Diên, cam Xã Đoài còn được người dân gọi là cam "tiến vua", do thời trước loại cam quý hiếm này thường chỉ có tầng lớp vua quan mới có điều kiện để ăn.
Những năm gần đây, cam Xã Đoài thường có giá mỗi quả từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Cứ vào dịp gần Tết, nhiều khách hàng, thương lái trong và ngoài tỉnh Nghệ An tìm Xã Đoài mua cam để bày mâm ngũ quả, làm quà biếu. Giá cam theo đó đắt hơn, nhưng nhiều chủ vườn không còn cam để bán.
Để khách mua không bị lẫn với "hàng nhái", các chủ vườn cam sẽ mời khách đến vườn tự tay hái cam.
Toàn xã Nghi Diên có khoảng 17 ha trồng cam Xã Đoài.
"So với trồng lúa và các loại hoa màu khác thì cây cam cho thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên việc đưa cam ra trồng ở cánh đồng để thay thế cây khác chưa thực hiện được vì vướng mắc một số quy định về đất nông nghiệp", Chủ tịch xã Nguyễn Đức Sơn cho biết.
Toàn xã Nghi Diên có khoảng 17 ha trồng cam Xã Đoài.
"So với trồng lúa và các loại hoa màu khác thì cây cam cho thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên việc đưa cam ra trồng ở cánh đồng để thay thế cây khác chưa thực hiện được vì vướng mắc một số quy định về đất nông nghiệp", Chủ tịch xã Nguyễn Đức Sơn cho biết.
Gốc cam có tuổi đời trên 40 năm, bình quân mỗi năm cho gần 200 quả.
Theo người dân địa phương, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20 - 25 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ của cây lên gấp đôi.
Gốc cam có tuổi đời trên 40 năm, bình quân mỗi năm cho gần 200 quả.
Theo người dân địa phương, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20 - 25 năm, nhưng nếu có kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ kéo dài được tuổi thọ của cây lên gấp đôi.
Người trồng cam Xã Đoài thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành, chọn nhánh nhỏ ở cây cam lớn để chiết.
Giá mỗi gốc cam khi được chiết như thế này khoảng 200.000 đồng.
Người trồng cam Xã Đoài thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành, chọn nhánh nhỏ ở cây cam lớn để chiết.
Giá mỗi gốc cam khi được chiết như thế này khoảng 200.000 đồng.
Cây cam trồng sang tuổi thứ hai thì bắt đầu cho quả.
Mỗi năm một vụ, cam chín từ trung tuần tháng 11 và tháng chạp (âm lịch).
Theo những người trồng cam ở đây thì cam Xã Đoài có đặc điểm vỏ cam mịn, mỏng đều và có mùi hương thơm dịu. Ruột cam vàng óng ánh, có vị ngọt, thanh mà không chua, khó thấy ở giống cam khác nên được khách hàng ưa chuộng.
Theo những người trồng cam ở đây thì cam Xã Đoài có đặc điểm vỏ cam mịn, mỏng đều và có mùi hương thơm dịu. Ruột cam vàng óng ánh, có vị ngọt, thanh mà không chua, khó thấy ở giống cam khác nên được khách hàng ưa chuộng.
Hải Bình