"Đời cô Lựu" là vở cải lương nổi tiếng nhất của soạn giả Trần Hữu Trang, soạn khoảng năm 1936 cũng là một trong những vở cải lương hay nhất trước năm 1945.
Tác phẩm kể về số phận đau khổ, éo le của cô Lựu dưới xã hội phong kiến, thực dân. Cô được xem là một nạn nhân của xã hội lúc bấy giờ, biểu tượng của người nông dân ở các vùng quê Nam Bộ.

Nhà hát cải lương mang tên Trần Hữu Trang ở quận 1, TP HCM.
Trần Hữu Trang hay Tư Trang (1906-1966) là soạn giả lớn của nghệ thuật cải lương, quê huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), từ nhỏ đã say mê đàn hát.
Lúc đầu ông đi theo các gánh hát làm thư ký chép vở, sau đó được Mười Giảng (tức Đặng Công Danh) hướng dẫn dạy dỗ. Ông cho ra mắt kịch bản đầu tay "Lửa đỏ lòng son" vào năm 1928.
Thập niên 1930, ông nổi tiếng với hàng loạt sáng tác như "Tô Ánh Nguyệt" (1934), "Lan và Điệp" (1936), đặc biệt là "Đời cô Lựu". Ông cộng tác với các gánh hát Trần Đắc, Năm Phỉ, Phụng Hảo, Năm Châu.
Những sáng tác sau đó của ông gồm "Tìm hạnh phúc", "Mộng hoa vương", "Chị chồng tôi", "Tình lụy" hay "Khi người điên biết yêu" (cộng tác với Năm Châu, Lê Hoài Nở) tiếp tục gây tiếng vang lớn.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông tham gia kháng chiến sau đó trở lại hoạt động tại Sài Gòn, được bầu làm Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng. Trần Hữu Trang được đặt tên cho một con đường, một ngôi trường và nhà hát cải lương ở TP HCM.
Câu 5: Phùng Há là nữ nghệ sĩ nhân dân được ví như "cây đại thụ" của nghệ thuật cải lương ở Sài Gòn. Bà quê ở đâu?