Với những sản phẩm sản xuất trong nước, do công ty của quốc gia đó sở hữu thì mã vạch trùng với nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm sản xuất trong nước nhưng được sở hữu bởi một công ty của quốc gia khác, thì mã vạch không đồng nhất với nguồn gốc xuất xứ.
Theo thông tin của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam, việc sử dụng mã số mã vạch là không bắt buộc mà tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
Mã số, mã vạch chỉ là công cụ để quản lý sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh, có thể có hoặc không trên sản phẩm. Nó không giúp xác định nguồn gốc của hàng hóa mà chỉ cho biết chủ sở hữu của mã số, mã vạch đó là ai.
Để xác định chính xác nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, bạn chỉ cần xem nhãn sản phẩm. Trên nhãn sản phẩm bắt buộc ghi nguồn gốc xuất xứ, thông tin trên nhãn sản phẩm được cấp phép và kiểm soát chặt chẽ bởi cơ quan chức năng. Điều này được quy định rõ trong Nghị định 89/2006/NĐCP của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Ví dụ một sản phẩm sản xuất, gia công tại Trung Quốc nhưng được sở hữu bởi một công ty của Việt Nam thì có mã số, mã vạch Việt Nam nhưng trên nhãn sản phẩm sẽ ghi xuất xứ Trung Quốc.
Vì vậy, khi mua sản phẩm, bạn nên quan tâm những sản phẩm có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, không nên căn cứ vào mã vạch để xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm vì đây là phương pháp không chính xác.
Đây là những lưu ý giúp bạn xác định chính xác nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về mã số, mã vạch, tìm nguồn gốc sản phẩm
Lệ Anh
Chia sẻ bài viết của bạn về thời sự, cuộc sống tại đây.