Theo khảo sát về tình hình ôn thi vào 10 do HOCMAI thực hiện, 53% học sinh lớp 9 cho rằng mình chưa xác định được mục tiêu cũng như lộ trình ôn thi vào 10 hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng có hơn 53% phụ huynh có con học lớp 9 mong muốn được đồng hành cùng con trong việc xác định mục tiêu và lộ trình ôn thi.
Theo đó, tại hội thảo "Cùng 2K7 chinh phục kỳ thi vào 10 - 2022", các giáo viên đã đưa ra nhiều lời khuyên cho học sinh về vấn đề này. Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên môn Ngữ văn tại trường Song ngữ Quốc tế Wellspring Hà Nội, nhận thấy khó khăn của học sinh trong kỳ thi vào 10 phần lớn xuất phát từ việc chưa xác định mục tiêu hay chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và tâm lý. Ngoài ra, việc học online kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài, khiến các em hoang mang.
Cách đặt mục tiêu và lộ trình ôn thi vào 10
Cô Trang thường chia sẻ nguyên tắc xác định mục tiêu theo mô hình SMART như sau:
S - Specific (cụ thể, dễ hiểu): Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh.
M - Measurable (đo lường được): Mục tiêu đặt ra phải cụ thể, rõ ràng, ví dụ: môn Ngữ văn phải được 8 điểm trở lên.
A - Attainable (có thể đạt được): Mục tiêu phải là những việc có thể thực hiện được trong khả năng của mình.
R - Relevant (thực tế): Mục tiêu phải liên hệ với hoàn cảnh thực tế, phù hợp với năng lực.
T - Time-bound (thời gian hoàn thành): Phải có thời gian nhất định cho từng mục tiêu cụ thể.

Hội thảo "Cùng 2K7 chinh phục kì thi vào 10" với chủ đề "Xác định rõ mục tiêu và lộ trình ôn thi vào 10". Ảnh: HOCMAI
Bên cạnh đó, các thầy cô trong hội thảo khuyên học sinh nên xây dựng một lộ trình ôn thi vào 10 hợp lý để rút ngắn thời gian ôn luyện và "bứt phá điểm số". Theo thầy Nguyễn Mạnh Cường, giáo viên môn Toán tại HOCMAI, việc đầu tiên trong lộ trình ôn luyện là tích lũy đầy đủ kiến thức của những môn trọng yếu trong kỳ thi vào 10, bao gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. "Đồng thời, các em không nên chủ quan với các môn khác vì nhiều tỉnh thành sẽ cho học sinh thi thêm môn thứ 4", ông nói thêm.
Sau khi tích lũy được lượng kiến thức đầy đủ, học sinh sẽ bước vào giai đoạn tổng ôn để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ kiến thức cần sử dụng trong kỳ thi. Song song, các em có thể tiến hành luyện đề để rà soát "lỗ hổng" kiến thức của bản thân và trau dồi thêm kỹ năng làm bài.
Ngoài ra, cô Trang cũng khuyến khích phụ huynh đồng hành cùng con trong từng giai đoạn của lộ trình, thay vì đặt nặng áp lực. Ngoài ra, cha mẹ có thể trao đổi thêm với giáo viên để nắm được lực học của con, từ đó, cùng đưa ra quyết định chọn trường phù hợp, tránh việc đặt nguyện vọng quá cao.
Phương pháp luyện đề vào 10
Việc luyện đề sớm sẽ giúp học sinh nắm được cấu trúc đề thi vào 10, trau dồi thêm nhiều kỹ năng quan trọng trong quá trình làm bài và chuẩn bị tâm lý trước kỳ thi thật. Thầy Nguyễn Mạnh Cường nhấn mạnh trong quá trình luyện đề, học sinh nên tìm những đề theo chuẩn theo cấu trúc đề của địa phương. Khi làm đề cần căn đúng thời gian, chú ý trình bày như một bài thi thật và kiểm tra lại với đáp án chính xác", thầy nói thêm.
Theo đó, học sinh có thể tham khảo các khóa ôn luyện có đề thi thử bám sát cấu trúc đề thi thật và có hướng dẫn giải chi tiết từ giáo viên. Việc này sẽ giúp các em chủ động thời gian theo thời gian biểu cá nhân, cân đối giữa thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi, chủ động tiếp nhận kiến thức để quá trình ôn tập diễn ra hiệu quả tốt hơn.
Để giúp học sinh sinh năm 2007 chinh phục kỳ thi chuyển cấp, HOCMAI đã xây dựng chương trình HM10 Luyện đề 2022 với ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Hệ thống đề thi được thiết kế bám sát cấu trúc đề thi thật của 63 tỉnh thành trên cả nước, kèm theo video chữa đề chi tiết của các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm luyện và chấm thi.
Bên cạnh đó, chương trình còn có phòng luyện với hơn 10.000 câu hỏi kèm hướng dẫn giải chi tiết. Nhờ vậy, học sinh lớp 9 có thể nắm chắc các dạng bài có trong đề thi vào 10 của từng tỉnh thành và nắm bắt cơ hội đạt điểm cao, chinh phục trường cấp 3 mong muốn.
Thiên Minh