Căng thẳng, mệt mỏi là vấn đề của nhiều người trên toàn thế giới sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Một cuộc khảo sát từ LendingTree với 2.050 người cho biết, 42% người Mỹ đã khóc vì liên quan vấn đề tiền bạc trong đại dịch. Trong đó, lý do hàng đầu là mất việc làm hoặc mất thu nhập (42%); thứ hai là không đủ khả năng chi trả cho những mong muốn và nhu cầu cá nhân (33%); nợ đứng thứ ba (31%).
Kết quả khảo sát nhanh của Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và VnExpress thực hiện đầu tháng 8 cũng cho thấy, nhiều người Việt gặp khó khăn với tình hình tài chính. Mất việc đột ngột, lại không có nguồn tích luỹ nên 50% lao động mất việc tham gia khảo sát chỉ đủ tiền đảm bảo cuộc sống dưới một tháng. Số có tiền tích luỹ đủ để chi trả cuộc sống 3-6 tháng khi bị mất việc lần lượt là 37% và 8,6%.
Có thể thấy, khó khăn tài chính là vấn đề chung của nhiều người, đặc biệt sau ảnh hưởng của dịch bệnh. Do đó, học cách đối phó với khó khăn, căng thẳng và quản lý tài chính một cách khoa học có thể giúp mỗi người kiểm soát tài chính tốt hơn. Dưới đây là một vài gợi ý:
Suy nghĩ tích cực
Hãy chấp nhận thời điểm khó khăn là điều tất nhiên sẽ xảy ra với tất cả mọi người và bình tĩnh giải quyết vấn đề bằng cách tìm ra những giải pháp làm dịu đi cảm giác căng thẳng. Khi rơi vào trạng thái chán nản, chúng ta cần phải điềm tĩnh nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người giữ được bình tĩnh trong mọi trường hợp dễ thành công hơn.
Theo đó, dù gặp phải khó khăn gì thì trước hết hãy cố gắng suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực và lạc quan. Hãy lắng nghe nhiều hơn. Dù điều này không thể mang tới tiền bạc nhưng sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn về tài chính. Chỉ khi tâm trạng ổn định, đầu óc thoải mái, bạn mới có thể tìm ra những giải pháp tốt nhất, đưa ra những quyết định để khắc phục vấn đề bản thân đang gặp phải.
Xây dựng ngân sách khẩn
Ngân sách cá nhân là một kế hoạch tài chính phục vụ cá nhân bao gồm các khoản thu và chi. Mục đích của ngân sách là để dự báo và ước lượng được khoản thu và chi của bản thân. Hiểu một cách đơn giản, đây là một kế hoạch bao gồm cả chi tiêu và tiết kiệm. Dựa vào ngân sách đề ra bạn sẽ kiểm soát được dòng tài chính của mình một cách hiệu quả hơn.
Xây dựng ngân sách khẩn là điều cần thiết khi gặp khó khăn tài chính. Trước hết, hãy lập danh sách các khoản chi tiêu hiện tại, cân nhắc xem khoản nào có thể cắt bỏ hoặc hạn chế. Tiết kiệm được càng nhiều thì ngân sách khẩn càng lớn và càng hữu ích cho tương lai.
Tìm cách tăng thu nhập
Chủ động gia tăng thu nhập là một trong những cách vượt qua khó khăn tài chính tốt nhất. Ngoài nguồn thu nhập đến từ công việc chính, bạn có thể đa dạng nguồn thu từ công việc bán thời gian, làm freelancer, cộng tác viên...
Nếu là người có óc sáng tạo, thích mày mò và tạo ra những món đồ thủ công, bạn có thể tận dụng việc này và bán những món đồ đó để tăng thêm thu nhập. Với những người yêu thích viết lách, việc cộng tác với các tạp chí, blog... cũng là một cách để tạo thêm khoản thu nhập cá nhân.
Xem xét lại các khoản vay, tiết kiệm
Việc rà lại những người đang vay tiền mình là cần thiết khi gặp khó khăn tài chính. Nếu được hoàn trả các khoản nợ này, bạn sẽ giảm bớt gánh nặng. Không ít người cho rằng, việc đòi nợ không hề dễ dàng, khó nói và dễ làm mất "tình nghĩa", do đó, bạn cần khéo léo trong việc này.
Các khoản tiết kiệm cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn trong giai đoạn khó khăn nay. Nếu trước đó bạn đã có một quỹ khẩn cấp thì bây giờ là lúc quỹ này phát huy tác dụng, giúp bạn vượt qua khó khăn tài chính. Đây cũng là một trong những lý do các chuyên gia luôn khuyến nghị mỗi cá nhân nên xây dựng một quỹ khẩn cho bản thân.
Vay tiêu dùng tín chấp
Vay tiêu dùng tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, khách hàng chỉ cần chứng minh pháp nhân và thu nhập để được vay vốn từ ngân hàng hoặc các công ty, tổ chức tài chính. Các khoản vay theo hình thức tín chấp thường từ vài chục đến tối đa 100 triệu đồng. Thời gian vay tùy theo quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đa số là từ 12 tháng đến 48 tháng.
Điều quan trọng là người đi vay cần tham khảo, tìm hiểu kỹ về tổ chức cho vay, nên lựa chọn những công ty tài chính đã được Nhà nước cấp phép để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Bên cạnh đó, trước khi đặt bút ký hợp đồng, người tham gia cần lưu ý: đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay tín chấp; hiểu rõ phương thức trả góp; tìm hiểu về cách tính lãi suất; cân nhắc khả năng chi trả; chú ý đến các điều khoản và phí phạt của hợp đồng vay tín chấp.
Hiện, FE Credit là công ty đơn vị dẫn đầu khi chiếm gần 50% thị phần cho vay tiêu dùng Việt Nam với hơn 12 triệu khách hàng. Trải qua 11 năm hoạt động, bên cạnh việc cung cấp những khoản vay nhỏ, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, giải quyết khó khăn tài chính, FE Credit còn hướng tới việch nâng cao chất lượng sống cho hàng triệu người Việt Nam, tiếp cận gần hơn với dịch vụ vay tiêu dùng thông qua công nghệ.
Huyền Anh