Độc giả có thể xem thêm khuyến nghị đầu tư tại đây.
Fear of missing out (FOMO) là cụm từ mô tả hiệu ứng tâm lý sợ bỏ lỡ hay mất cơ hội ở nhà đầu tư chứng khoán. Theo nhiều chuyên gia, khi mới gia nhập thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sẽ luôn cảm thấy sợ lỗ, sợ thua kém những người xung quanh, dẫn đến những quyết định đầu tư vội vàng, thiếu cân nhắc.
"Do đó, thử thách với hầu hết nhà đầu tư không phải đọc hiểu phân tích kỹ thuật mà là học cách kiểm soát cảm xúc, không để chúng ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch", webiste đầu tư Investopedia viết.
Chuyên trang này cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến tâm lý sợ bỏ lỡ trong đầu tư như thiếu kiến thức và lộ trình đầu tư rõ ràng, tâm lý chủ quan. Do thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán, nhà đầu tư F0 thường bị tác động bởi tâm lý đám đông.
Việc thiếu lộ trình rõ ràng cho dòng tiền đầu tư cũng là nguyên nhân được các chuyên gia phân tích. Vì không có hướng đi cụ thể, nhà đầu tư dễ bị nghiêng ngả bởi các luồng thông tin, khiến hiệu quả đầu tư không được cao như kỳ vọng.
Ngoài ra, những chiến thắng hay thất bại liên tiếp trong đầu tư cũng dễ khiến bạn rơi vào trạng thái này. Nếu liên tục chiến thắng, nhà đầu tư dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, đầu tư không chọn lọc vì sợ bỏ qua cơ hội kiếm lời tốt. Ở chiều ngược lại, khi liên tục thất bại, nhà đầu tư sẽ luôn tìm kiếm các cơ hội để gỡ lại. Tuy nhiên, không phải cơ hội nào cũng hấp dẫn và sinh lời.
Để tránh bẫy FOMO trong đầu tư chứng khoán, dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia. Thị trường và doanh nghiệp là hai yếu tố bạn cần quan tâm vì chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành bại của giao dịch. Nhờ nắm vững thông tin, nhà đầu tư sẽ đánh giá được tính chính xác của thông tin và tránh xuống tiền vào các mã cổ phiếu không triển vọng.
Một cách hiệu quả khác để không bị cuốn theo làn sóng FOMO là chủ động xác định khẩu vị rủi ro của bản thân. Khẩu vị rủi ro thể hiện mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của một nhà đầu tư. F0 nên vạch rõ giới hạn vốn mà mình có thể chịu đựng, xác định mục tiêu đầu tư ngắn hạn hay dài hạn và xây dựng lộ trình tuân thủ nguyên tắc đó.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần tỉnh táo để biết khi nào nên dừng lại để chốt lời và cắt lỗ. Khi đầu tư, mục đích cơ bản nhất là thu được lợi nhuận. Nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chỉ đang nghĩ về cách chọn cổ phiếu, cách tìm điểm mua, nhưng chưa xác định được tầm quan trọng của ngưỡng chốt lời, "cách bán" cổ phiếu. Biết cắt lỗ hay chốt đúng thời điểm cũng là lưu ý để tránh hiệu ứng FOMO được khuyên bởi chuyên gia.
Để tránh bẫy FOMO, nhà đầu tư cần rèn luyện được tâm lý vững càng khi đối mặt với biến động. Không phải cổ phiếu giảm giá nào cũng là thua lỗ, cũng như không phải mua vào các mã đang lên sẽ sinh lời. Do đó, nhà đầu tư nên cẩn trọng quan sát thời điểm mua vào và bán ra thích hợp, cân nhắc đến những trường hợp tương tự đã xảy ra trên thị trường để tránh "đu đỉnh", "bán đáy".
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần có góc nhìn tổng quan, bao quát để hiểu quy luật vận động của thị trường chứng khoán. Để đem đến bức tranh về thị trường trong năm 2024, eBox - nền tảng chia sẻ kiến thức đa lĩnh vực tổ chức chuyên đề "Bức tranh kinh tế 2023 - 2024, kinh nghiệm vượt khó và sinh tồn trong thị trường Tài chính - Chứng khoán".
Trong 70 phút chương trình, chuyên gia sẽ lần lượt điểm qua các cột mốc quan trọng của thị trường, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm vượt sóng chứng khoán trong hai thập kỷ đầu tư.
Ở phần cuối của chương trình, chuyên gia đưa ra các dự báo cho nền kinh tế trong năm 2024 và những nhóm ngành triển vọng có thể đầu tư theo cả hình thức ngắn, trung và dài hạn. Người xem được hướng dẫn quan sát diễn biến của thị trường tài chính - chứng khoán qua đồ thị trực quan.
Hiện vé xem chương trình được bán với giá 549.000 đồng. Toàn bộ video được lưu lại vĩnh viễn trên eBox để độc giả xem bất lại cứ lúc nào. Khách mua từ hai vé nhận thêm ưu đãi từ 15-25%.
eBox là nền tảng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trên nhiều lĩnh vực, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, nhằm giúp các độc giả phát triển bản thân, nâng cao giá trị cuộc sống. Để tham gia, độc giả có thể đăng ký nhanh bằng tài khoản eBox, Google, Facebook..., thanh toán bảo mật bằng Momo, Napas, chuyển khoản...
Độc giả có thể mua vé tại đây.
Thảo Vân