Trải nghiệm khám phá khoa học đối với trẻ có thể bắt đầu từ khoảng 3 tuổi. Đây là phương pháp tạo cho trẻ không gian học tự do và độc lập. Các nhà khoa học trên thế giới chứng minh, việc thực hành thí nghiệm giúp trẻ kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, có những cách mới để đặt câu hỏi, hiểu thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, khi trẻ còn nhỏ, nhiều cha mẹ không yên tâm để con tiếp xúc với các dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm. Do đó, việc tạo nên một phòng thí nghiệm "ảo" tại nhà vừa giúp trẻ có thể tiếp xúc với khoa học một cách an toàn, dưới sự giám sát của cha mẹ.
Phòng thí nghiệm "ảo" là không gian cho trẻ thực hiện các thí nghiệm tại nhà thông qua các video hướng dẫn trực tuyến và cha mẹ. Để tạo ra phòng thí nghiệm "ảo" cha mẹ cần thực sự chuẩn bị các bước sau đây:
Sắp xếp không gian
Với cách hoạt động đơn giản, phòng thí nghiệm ảo không cần không gian rộng, kín, đầy đủ dụng cụ như phòng thí nghiệm thông thường. Cha mẹ chỉ cần sắp xếp cho con một nơi đủ để xếp một chiếc bàn có khoảng cách hợp lý với thiết bị thông minh để không ảnh hưởng tới mắt của trẻ khi xem hướng dẫn.
Tìm kiếm nguồn video hướng dẫn
Hiện trên nền tảng Internet có rất nhiều nguồn hướng dẫn thí nghiệm thực hành cho trẻ, tuy nhiên, cha mẹ cần ở cạnh con bất cứ lúc nào để kiểm soát nội dung con tiếp nhận.
Hiện, VnExpress phối hợp cùng Viện Khoa học hàn lâm Nga - Naooka - thực hiện chuyên mục Kid Lab để cung cấp hàng trăm video hướng dẫn thí nghiệm đơn giản cho trẻ. Chỉ với những dụng cụ quen thuộc như cốc, bóng bay, màu nước..., trẻ có thể nắm được kiến thức về cơ học, chất lỏng, dao động...
Để khám phá toàn bộ kho video khoa học hấp dẫn hơn, Kids Lab hiện có gói truy cập trong 30 ngày giá 39.000 đồng, đăng ký 3 tháng có giá 99.000 đồng, 189.000 đồng là chi phí thực hành thí nghiệm online tại Kid lab trong vòng 6 tháng. Độc giả tìm hiểu thêm về Kid Lab tại đây: https://kidlab.vnexpress.net/
Chuẩn bị dụng cụ
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện tại nhà, cha mẹ nên chọn các thí nghiệm sử dụng dụng cụ đơn giản, quen thuộc trong gia đình như cốc, tăm, ống hút...
Bên cạnh đó, để tạo thêm hứng thú khám phá khoa học cho trẻ, cha mẹ nên chọn cho trẻ các thí nghiệm liên quan đến dụng cụ trẻ yêu thích như bóng bay, màu nước... Đây là phương pháp giúp trẻ vừa học vừa chơi hiệu quả.
Nhật Lệ
- Đăng ký tài khoản trên VnExpress để bắt đầu truy cập Kid lab
- Cha mẹ xem trước video và chuẩn bị các vật liệu cần thiết
- Bố mẹ hỏi trẻ về những đồ dùng mà mình nhìn thấy và chức năng của chúng
- Sau đó, phụ huynh miêu tả sẽ làm gì với đồ vật để trẻ phán đoán điều gì xảy ra trong đó, định hướng trẻ hình thành kỹ năng phân tích, kích thích trí tò mò...
- Người lớn bắt đầu thí nghiệm để kiểm tra lý thuyết các dự đoán, nếu trẻ đủ kỹ năng thì nên để trẻ thực hiện, những hoạt động phức tạp phụ huynh hỗ trợ.
- Sau khi kết thúc thí nghiệm, cha mẹ gợi ý để trẻ nói ra những kết luận của riêng mình. Người lớn thăm dò bằng các câu hỏi "Con học được điều gì hôm nay, hiện tượng gì đã xảy ra trong thí nghiệm..."