Tên tuổi Sun World gắn liền Cầu Vàng ở Bà Nà Hills.
Nhưng Cầu Vàng chỉ là biểu tượng cho một triết lý và nỗ lực
“làm đẹp những vùng đất”của thương hiệu vui chơi giải trí
này.
Khi đoàn khảo sát của Sun Group đặt chân lên đỉnh Bà Nà lần đầu tiên, họ nhìn thấy ở đó có một khách sạn đổ nát. Đó là khách sạn Morin. Nó đã nằm đó một thế kỷ và là nỗ lực đầu tiên biến đỉnh núi này trở thành một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp khu vực. Nhưng hành trình đó đã kết thúc sớm mà không được ai tiếp nối.
Bà Nà được người Pháp nhận ra ngay từ cuối thế kỷ 19 là một địa điểm thích hợp để tái tạo sức lao động. Anh em nhà Morin, một gia đình nhập cư vào Hải Phòng với đôi bàn tay trắng, nhưng đã làm nên một sản nghiệp lớn nhờ bất động sản tại Huế, quyết tâm chinh phục Bà Nà. Họ "ném" lên đỉnh núi 30.000 đồng Đông Dương, một sản nghiệp khổng lồ thời đó, để xây 16 biệt thự nghỉ dưỡng và một khách sạn. Nhưng ước mơ về một khu nghỉ đẳng cấp của gia đình Morin đã biến mất cùng với những biến động lịch sử giữa thế kỷ 20.
Tên tuổi Sun World gắn liền Cầu Vàng ở Bà Nà Hills.
Nhưng Cầu Vàng chỉ là biểu tượng cho một triết lý và nỗ lực
“làm đẹp những vùng đất”của thương hiệu vui chơi giải trí này.
Khi đoàn khảo sát của Sun Group đặt chân lên đỉnh Bà Nà lần đầu tiên, họ nhìn thấy ở đó có một khách sạn đổ nát. Đó là khách sạn Morin. Nó đã nằm đó một thế kỷ và là nỗ lực đầu tiên biến đỉnh núi này trở thành một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp khu vực. Nhưng hành trình đó đã kết thúc sớm mà không được ai tiếp nối.
Bà Nà được người Pháp nhận ra ngay từ cuối thế kỷ 19 là một địa điểm thích hợp để tái tạo sức lao động. Anh em nhà Morin, một gia đình nhập cư vào Hải Phòng với đôi bàn tay trắng, nhưng đã làm nên một sản nghiệp lớn nhờ bất động sản tại Huế, quyết tâm chinh phục Bà Nà. Họ "ném" lên đỉnh núi 30.000 đồng Đông Dương, một sản nghiệp khổng lồ thời đó, để xây 16 biệt thự nghỉ dưỡng và một khách sạn. Nhưng ước mơ về một khu nghỉ đẳng cấp của gia đình Morin đã biến mất cùng với những biến động lịch sử giữa thế kỷ 20.
Chủ tịch HĐQT Sun Group Đặng Minh Trường vẫn nhớ nguyên ấn tượng về những tay nắm cửa bằng sứ sáng bóng trên những cánh cửa cũ nát của khách sạn Morin. "Như thể vẫn có khách ở đây ngày hôm qua", ông hồi tưởng.
Sau công trình kỷ lục cáp treo Bà Nà, Sun Group khai trương khách sạn đầu tiên trên đỉnh núi vào năm 2009. Họ đặt tên nó là Morin.
Mỗi vùng đất có một câu chuyện cần được kể với thế giới.
Sun Group luôn tâm niệm điều đó với tất cả các dự án của
mình.
Trong lịch sử của ngành công viên giải trí, mô hình sử dụng một chủ đề (theme) và nhân rộng ở nhiều địa điểm không hiếm gặp: các tập đoàn có nhiều tài sản trí tuệ như Paramount, Warner Bros hay Disney có thể nhân rộng các chủ đề của mình ở khắp nơi trên thế giới. Nó giúp họ khai thác tối đa các sản phẩm sáng tạo, và đặc biệt là thương hiệu. Bạn thậm chí cả đời không cần bước vào các khu giải trí Legoland để tưởng tượng được trong đó sẽ có những mascot hình khối màu vàng. Bản thân chữ Lego đã nói lên hầu hết những gì có trong đó.
Nhưng ngay từ đầu, Sun Group đã tự nhận lấy sứ mệnh "mang Việt Nam ra thế giới và mang thế giới đến Việt Nam". Sun World - thương hiệu vui chơi giải trí của tập đoàn này - cụ thể hóa điều đó bằng việc kể những câu chuyện của từng vùng đất tại Việt Nam, thông qua các dự án.
Trên đỉnh Bà Nà, nơi người Pháp đang kể dở câu chuyện của họ, một quần thể kiến trúc theo phong cách châu Âu được dựng lên, cùng với khí hậu tạo ra trải nghiệm của một vùng núi ôn đới ngay giữa lòng miền Trung. Không chỉ có kiến trúc, từng hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực hay các chi tiết mỹ thuật đều nhằm đưa các vị khách, sau khi đặt chân xuống từ cáp treo, đến một vùng đất xa xôi của lịch sử. Sun World Ba Na Hills, với những tòa nhà theo phong cách Trung Cổ, trở thành một điểm đến không chỉ với những người Việt Nam muốn tìm trải nghiệm mới, mà còn thu hút cả du khách quốc tế. Trước Covid-19, cứ 4 người đến Đà Nẵng thì có một người đặt chân đến Bà Nà.
Sun World Fansipan Legend lại là một tập hợp những câu chuyện khác, mang một tính cách khác. Nó cũng được kể bằng sự cảm nhận của các thành viên Sun Group với mảnh đất này. Quá trình xây dựng tuyến cáp treo lên nóc nhà Đông Dương gắn liền với sự khó nhọc khi sống cùng gió, tuyết và những vách đá cheo leo. Bây giờ, vẫn có thể tìm thấy trên YouTube những đoạn video mà các kỹ sư Sun Group cùng đón Tết Nguyên đán trong một ngôi lán trên vách núi Fansipan, trong những chiếc áo bông dày sụ ở những ngày lạnh nhất trong năm. Ở đó không có hoa đào, trên tường chỉ là một cành hoa đặc hữu, loài hoa hiếm hoi trổ bông rực rỡ ở độ cao này. Một cành hoa đỗ quyên. Điều này trở thành cá tính của Sun World Fansipan Legend.
Nếu trên trang chủ của Sun World Ba Na Hills là các tòa lâu đài cổ tích của châu Âu thì trên trang chủ của Sun World Fansipan Legend là những bức ảnh hoa. Hoa trở thành cá tính của dự án này, như một ẩn dụ về cách nó hình thành trên những vách đá.
Bây giờ, những vị khách bắt tàu từ ga Sa Pa lên đỉnh Fansipan sẽ được kể rất nhiều câu chuyện về những loài hoa mọc trong sương gió. Họ sẽ nhìn thấy qua cửa sổ hoa tam giác mạch, hoa oải hương, hoa dơn thóc và cả hoa đỗ quyên. Khung cảnh và cá tính ấy đến sau nhiều nỗ lực của Sun World. Sau khi xây dựng xong cáp treo Fansipan, câu hỏi dày vò các thành viên của họ nhiều nhất, là việc "loài hoa nào có thể mọc trên độ cao này?". Không biết bao nhiêu loại giống hoa đã được thử, và bao nhiêu bao đất đã được vác từ dưới chân núi lên đỉnh, trước khi vườn hoa muôn sắc này hình thành.
Sun World Fansipan Legend cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội và sự kiện liên quan đến những loài hoa. Lễ hội hoa đỗ quyên đầu tiên trở thành một sự kiện thường niên của Sun World Fansipan Legend vào cuối mỗi mùa xuân, khi hàng triệu bông đỗ quyên của núi rừng Hoàng Liên khoe sắc.
Tôn chỉ "mỗi vùng đất một câu chuyện" được giữ vững ở mọi nơi mà Sun World đặt dấu ấn, dù mô hình cũ có thành công tới mức nào. Sun World Phu Quoc ở Hòn Thơm lại là một câu chuyện hoàn toàn khác: một công viên giải trí hòa mình với biển trời, nắng, cát và những tán rừng trên hòn đảo nhỏ nằm giữa vịnh An Thới. Nơi này được tạo thành từ những trò chơi với nước và những chi tiết kiến trúc gợi nhớ về các nền văn minh trên những hòn đảo nhiệt đới Thái Bình Dương.
Hòn Thơm là câu chuyện về một hòn đảo nhỏ, hoang sơ, nằm ở nơi chỉ có trời và biển. Những du khách sẽ bắt đầu bước chân vào truyền thuyết hoang sơ này từ cáp treo An Thới, công trình được thiết kế trông như một phế tích cổ đại - đi qua mặt vịnh với những hòn đảo không người, trước khi đặt chân xuống một "ngôi làng nhiệt đới".
Tầm nhìn "mang Việt Nam ra thế giới và mang thế giới đến Việt Nam" không thể chỉ hoàn thành bằng những ý tưởng và câu chuyện. Sun World đặt ra mục tiêu ngay từ đầu, là nâng tầm ngành du lịch Việt Nam bằng việc đổ công và của cải để mang về những dịch vụ tốt, thiết kế đẹp nhất thế giới về quê nhà.
Nhiều đối tác lớn trên thế giới đã cùng với Sun World kiến tạo nên các khu vui chơi giải trí trải dọc trên đất Việt Nam. Đó là nhà thiết kế ánh sáng làm lễ khai mạc World Cup 1998 tại Pháp hay nhà thiết kế công viên cùng tạo ra kỳ tích Sentosa ở Singapore. Ngay cả những bức tượng trong các công viên, cũng được thi công bởi một trong những gia tộc điêu khắc lừng danh của thành Florence, Italy - những người đã thi công cánh cổng cho những giáo đường huyền thoại của xứ này. Hầu hết trong số họ đều không phải những đối tác dễ dàng nhận một dự án mới.
Sự cầu kỳ của Sun World thể hiện qua câu chuyện về những chú ngựa ở Thác Thần Mặt Trời. Đó là một trong những dự án mới nhất để làm mới bộ mặt của Bà Nà Hills sau hơn 10 năm phục vụ du khách. Một vườn tượng với chủ đề những vị thần La Mã, lấy cảm hứng từ thác nước ở Cung điện mùa Đông St. Peterburg.
Trong quần thể tượng này, tượng thần Helios là trung tâm, nơi vị thần cưỡi 4 con chiến mã trên cỗ xe Mặt trời. Bốn con ngựa này, được nhà Frilli ở Florence đặt hàng điêu khắc gia Susan Leyland thiết kế. Bản thân nhà Frilli đã là dòng họ điêu khắc nổi danh thành Florence nhưng ngựa phải do Susan Leyland tạo dáng. Susan là người tạo nên những bức tượng ngựa nổi tiếng nhất nước Anh, trong đó có tượng đài ngựa trong Thế chiến thứ nhất dựng trước trường đua Ascot.
Để vươn tới cái đẹp và đẳng cấp, Sun World không ngừng nâng cấp. Tạo ra từng mô hình cho từng vùng đất là một chuyện nhưng ngay cả những công viên giải trí đã rất thành công, cũng vẫn tiếp tục được bồi đắp các dự án mới bởi những đối tác hàng đầu.
Marco Casamonti, kiến trúc sư nổi tiếng của Italy với những công trình mang tầm biểu tượng quốc gia ở khắp nơi trên thế giới, đang thiết kế một hầm rượu mới cho Bà Nà Hills. Gọi là "hầm rượu" nhưng thực chất nó có quy mô của một bảo tàng nhỏ. Đây sẽ là nơi sản xuất ra những chai rượu theo tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu nhưng kiến trúc lại mang đậm dấu ấn Việt Nam. Vị kiến trúc sư quyết định rằng nơi đây sẽ là hầm rượu duy nhất trên thế giới "đội" nón lá, và cấu thành từ nhiều nguyên liệu và chi tiết thuần Việt như hoa văn đất nung.
Hay tại Fansipan, ngay lúc này, chiến dịch "Đi tìm loài hoa trên đỉnh núi" vẫn tiếp tục, dù dự án đã đưa vào khai thác đến năm thứ 7.
Nói đến Sun World, người ta sẽ dễ dàng nghĩ ngay đến Cầu Vàng. Đó là công trình nổi tiếng nhất của Sun World và cả Sun Group. Nhưng thực chất, một cây cầu biểu tượng, được báo chí thế giới nhắc đến không thể làm nên thành công của cả một dự án với một chuỗi những công viên giải trí đón hàng chục triệu lượt khách mỗi năm. Cầu Vàng là viên ngọc lớn trên một chuỗi hạt được Sun World xếp lên bản đồ Việt Nam, bằng sức lực, của cải và rất nhiều những giọt mồ hôi. Đằng sau biểu tượng Cầu Vàng hay nhiều công trình biểu tượng khác của Sun World là triết lý làm đẹp những vùng đất.