Tôi là Thanh Mai, hiện có một cậu con trai tên Hoàng Nguyên, ở nhà hay gọi là Bin. Cháu giờ được 4 tuổi. Nhớ hồi đó khi cháu được 6 tháng, bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, tôi đã rất hào hứng vì chuẩn bị sẵn cho con một danh sách thực đơn các món bột ăn dặm với đầy đủ thành phần và dinh dưỡng. Vậy mà khi cho con thử bột ăn dặm thì chưa đầy 2 tiếng sau, con bắt đầu có dấu hiệu khó chịu. Lúc đó tay chân tôi lặng đi và hoảng loạn khi nghĩ con bị ngộ độc thực phẩm. Đưa con đến bệnh viện mà đầu óc tôi trống rỗng, chỉ biết nhìn con mà rơi nước mắt. Đến khi bé đã ổn định và được bác sĩ chẩn đoán con bị dị ứng với tôm, có thể sẽ còn bị dị ứng với một số thực phẩm khác, mẹ cần cẩn thận hơn.
Trên đường về nhà, trong đầu tôi đầy các câu hỏi: “Mẹ phải cho con ăn như thế nào đây? Lỡ con không đủ chất thì sao? Có cách nào mẹ giúp con khỏe mạnh hơn để chống được dị ứng?...". Và rồi lớp học "Cả nhà mình chống dị ứng" được mẹ tổ chức, với 2 học sinh là bố và bà.
Từ đó, tôi ưu tiên cho con bú sữa mẹ (bà bắt mẹ ăn rất nhiều và không cho mẹ cai sữa cho con sớm, mẹ tròn vo như bánh bò bố bảo mẹ thế). Tôi xem rất kỹ thành phần thức ăn dặm, mỗi lần nấu chỉ dùng một loại thực phẩm và cho con ăn từ từ để thử phản ứng, chứ không đút liên tục dù thấy con rất khoái ăn.
Khi con cần thêm sữa ngoài, tôi tìm những sản phẩm gần giống với sữa mẹ để bé chuyển đổi dần. Tôi học được về sữa thủy phân, là đạm đã được cắt nhỏ nên con hấp thu dễ, ít mẫn cảm hơn. Lớp học nhà tôi đã thành công tốt đẹp, bố và bà đều được “học sinh xuất sắc”.
Và đến bây giờ khi con tròn 4 tuổi, tôi có thể tự hào vì đã biết cách chăm Bin yêu quý khỏe mạnh, béo tròn.
Lê Thị Thanh Mai