"Cái chết của Bridget Driscoll" - một phụ nữ ở Old Town, Croydon, London, Anh - vào ngày 17/8/1896 trở thành tai nạn ôtô gây chết người đầu tiên. Driscoll bị một chiếc Roger-Benz chạy tốc độ 6,44 km/h chèn qua và tử vong do chấn thương sọ não.
Đến 1927, một cuộc cách mạng nhỏ diễn ra khi một thiết bị an toàn dành cho người đi bộ được giới thiệu lần đầu tại Berlin, Đức. Thiết kế của thiết bị đặc biệt này giống như một chiếc võng lỡn gắn phía trước xe, và sẽ đỡ gọn người đi bộ trong trường hợp va chạm, như video dưới:
Tuy nhiên, thiết bị mới ra mắt đã gặp một nhược điểm nghiêm trọng. Cấu trúc lớn của thiết bị làm giảm tầm nhìn của tài xế. Ngoài ra, bộ phận chắn phía trước cũng hạn chế khả năng xoay trở của ôtô trong không gian hẹp.
Vài năm sau khi thiết bị an toàn đầu tiên được giới thiệu, hai người ở Anh quyết định đưa ra phiên bản riêng. Khác với bộ chắn ban đầu luôn mở rộng sẵn, phát minh của người Anh cho phép chỉ triển khai trong tình huống khẩn cấp. Tài xế chỉ cần gạt cần bên cạnh vô-lăng để cứu người đi bộ, như video dưới:
Những năm 1920-1930, lịch sử ngành công nghiệp ôtô còn ghi nhận một số sáng kiến khác nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ trong trường hợp xảy ra va chạm. Tuy nhiên, nhưng thiết kế này khá thô sơ và không được ứng dụng rộng rãi.
Trong số đó có kiểu "con lăn an toàn" nhằm đẩy người đi bộ bị ngã ra khỏi đường đi của ôtô, giúp họ không bị xe đâm hoặc chèn trúng. Phát minh này xuất hiện trên tạp chí Modern Mechanics, trong ấn bản tháng 3/1931.
Cách thức hoạt động của con lăn được miêu tả như sau: con lăn có rãnh gắn với một thanh kéo nối với hộp số, khi tài xế phát hiện có người đi bộ ngã xuống trước đầu xe thì sẽ bật công tắc để hạ con lăn xuống sát mặt đường để thiết bị này đẩy người đi bộ ra xa trong khi tài xế phanh xe lại.
Mỹ Anh (theo Dyler)