Theo thầy James Nguyễn, nếu so sánh việc học ngôn ngữ như xây một ngôi nhà, thì ngữ pháp - hay nền móng của ngôi nhà cần phải vững chắc để từ đó, xây đắp lên bằng vốn từ vựng. Với bài thi IELTS, đặc biệt là kỹ năng Writing (Viết) và Speaking (Nói), tiêu chí Grammatical Range and Accuracy (Tính chính xác và phạm vi ngữ pháp) càng được chú trọng khi quyết định đến 25% số điểm đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh.
Cụ thể, với kỹ năng Writing, để đạt mức điểm 6.0, 7.0, người thi cần đáp ứng được những yêu cầu sau về mặt ngữ pháp:
Mức điểm 6.0 | Mức điểm 7.0 |
- Sử dụng hỗn hợp câu đơn và câu phức. - Mắc vài lỗi nhỏ về ngữ pháp và dấu câu nhưng gần như không ảnh hưởng đến hiệu quả truyền tải thông tin. |
- Sử dụng đa dạng các câu phức. - Viết các câu không mắc lỗi thường xuyên. - Kiểm soát tốt về ngữ pháp và dấu câu nhưng có thể mắc lỗi nhỏ. |
Những vấn đề người học hay mắc phải
Chưa xây gốc ngữ pháp vững chắc trước khi luyện thi chứng chỉ: Ngữ pháp tiếng Anh rất đa dạng và phức tạp. Ví dụ: Động từ ở thì quá khứ thường sẽ thêm đuôi –ed. Tuy nhiên có rất nhiều động từ dạng bất quy tắc mà chúng ta cần học thuộc như "taught" (dạng quá khứ của "teach") hay "ran" (dạng quá khứ của "run"). Bởi vậy, việc xây gốc ngữ pháp từ cơ bản là quan trọng trước khi dành thời gian tập trung chuyên sâu vào rèn luyện các kỹ năng và luyện thi IELTS.
Học thuộc công thức nhưng không áp dụng được trong kỹ năng nói và viết: Một trong những vấn đề mà người học tiếng Anh hay gặp phải nhất là nắm chắc công thức tiếng Anh, các thành phần câu nhưng lại lúng túng khi giao tiếp và trong các ngữ cảnh cụ thể. Lý do một phần là do thói quen học của học sinh luôn chú trọng vào việc học tốt ngữ pháp để phục vụ cho bài thi và thiếu cơ hội để biến lý thuyết thành thực hành, thành những kỹ năng output (kỹ năng sản sinh) như Speaking và Writing.
Ưu điểm của phương pháp Grammar-Translation
Grammar Translation Method – GTM (Phương pháp Ngữ pháp - Dịch) là phương pháp học truyền thống, được sử dụng tại châu Âu để dạy các ngôn ngữ Latin, Hy Lạp và sau này là Đức, Pháp, Anh. GTM được áp dụng tại Việt Nam từ những năm 1970. Hiện nay, phương pháp này vẫn được sử dụng hàng ngày tại các trường đại học top đầu Việt Nam về ngôn ngữ, đặc biệt là trong các bộ môn Biên-Phiên dịch và Lý thuyết tiếng.
GTM ngày ngày được ứng dụng trong môi trường học thuật bởi phương pháp này tập trung phát triển kỹ năng đọc hiểu cho người học, học viên cần nắm được từ vựng, nắm chắc ngữ pháp để phân tích ngôn ngữ và dịch văn bản. Nhờ đó, người học đi sâu vào các cấu trúc ngữ pháp đồng thời bồi đắp được lượng từ vựng tăng dần theo thời gian.
Quá trình đọc và dịch sẽ giúp học viên nắm rõ được ngữ cảnh sử dụng ngữ pháp, khắc phục thói quen học ngữ pháp "chay" mà các bạn thường mắc phải và liên kết được các kỹ năng. Ví dụ như khi đọc văn bản, học viên sẽ rút ra được cấu trúc ngữ pháp và từ đó, tự viết được câu hoàn chỉnh dựa trên câu văn mẫu đó.
Ngọc Anh