1. Lưu ý cho dạng bài chọn câu trả lời/câu nói phù hợp với cuộc thoại:
- Trong đề thi tốt nghiệp THPT, dạng bài chọn câu trả lời/câu nói phù hợp với hội thoại có mục đích kiểm tra kỹ năng nói nhưng các em cần ghi nhớ không thể xác định được mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong cuộc thoại. Vì vậy, nếu thấy có hai đáp án phù hợp với ngữ cảnh, các em phải chọn câu nói lịch sự hơn, bám sát ngữ cảnh hơn.
Ví dụ: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the most suitable response to complete the following exchanges.
Nuance: "Is there anything I can do for you?" - Rue: "_______."
A. Yes, you’re welcome B. Not now. Thanks anyway.
C. Sure, go ahead, please D. Ok, your time.
Đáp án: B
Nuance hỏi: "Tôi có thể làm gì giúp bạn không?". Khi dịch câu trả lời, các em sẽ thấy câu A và C hoàn toàn đúng về ngữ pháp. Tuy nhiên, xét theo phép lịch sự, khi có người đề nghị giúp, em không thể trả lời "you’re welcome", vì câu này dùng để đáp lại khi có ai đó cảm ơn mình. Các em cũng thể trả lời "Sure, go ahead" - chắc chắn rồi, cậu/anh cứ làm đi nhưng như vậy không thể hiện được sự tôn trọng đối với lòng tốt của người nói.
Với đáp án B, Rue không cần Nuance giúp nhưng vẫn phải cảm ơn lòng tốt của Nuance.
- Khi câu nói có mục đích cụ thể, các em cần đặt mình vào ngữ cảnh để trả lời.
Ví dụ:
Jane: - "Would you mind lending me your bike?" - Mary: " .........................".
A. Yes, let’s | B. Yes. Here it is | C. Great | D. Not at all |
Đáp án: D
Jane hỏi: "Would you mind lending me your bike?" - bạn có cảm thấy phiền không khi cho tớ mượn xe đạp. Trong ngữ cảnh đó, chúng ta không thể chọn đáp án A và B vì 2 đáp án bắt đầu bằng "Yes"- Có, tớ căm thấy phiền, tức là đồng tình với câu hỏi "bạn có cảm thấy phiền không". Đáp án C "Great" - tuyệt vời - không phù hợp với ngữ cảnh.
2. Lưu ý chung cho bài thi 50 câu trắc nghiệm
- Thời gian làm bài 60 phút, vì vậy các em thường sẽ không bị thiếu thời gian. Tuy nhiên, để tối đa hóa hiệu suất bài làm, các em nên ưu tiên làm trước những dạng bài mình có ưu thế hơn.
Với những dạng bài như đọc hiểu hay chọn câu có nghĩa tương đương, chọn câu ghép từ hai câu đơn, các em nên làm sau vì bài đó dài, tốn nhiều thời gian hơn. Làm xong, các em sẽ cảm thấy vội vàng khi hoàn thành các bài còn lại.
- Đối với những câu còn phân vân giữa các phương án lựa chọn, các em nên tích lại để làm sau khi đã hoàn thành các câu khác.
Khi làm lại các câu còn phân vân, nên bình tĩnh để phân tích câu dựa theo kiến thức về ngữa pháp và từ vựng, tránh làm theo cảm tính.
- Khi tô vào phiếu trắc nghiệm, các em nên tô đậm và tô kín ô. Nếu chọn lại đáp án khác, các em phải tẩy sạch phần tô trước để tránh trường hợp máy đọc 2 đáp án và báo câu đó sai quy chế, không được điểm.
Trần Hồng Hạnh
>>Xem điểm chuẩn năm 2020 của hơn 200 đại học