Nhiều học sinh cảm thấy khó khăn và e dè khi tiếp xúc với môn học này. Anh Hoàng (Điện Biên) cho biết, con trai anh năm nay bắt đầu học môn Hóa và em cảm thấy tỏ lo lắng do chưa hiểu bài. Trong khi đó, anh không còn nhớ nhiều kiến thức để hỗ trợ con, muốn cho con đi học thêm nhưng không thực hiện được do dịch bệnh.
Cùng nỗi lo với anh Hoàng, chị Vân Anh (Hà Nội) chia sẻ con chị học không tốt các môn tự nhiên nên gặp khó khăn khi làm quen với môn Hóa 8. Chị không biết phải làm như thế nào để cháu có thể học tốt môn học mới này.
Theo cô giáo Phạm Thị Thúy Ngọc, giáo viên môn Hóa học tại Trường THCS Trung Tú, Hà Nội, những nỗi lo này của phụ huynh và học sinh là hoàn toàn bình thường. Bởi lẽ, đây là môn học mới với học sinh lớp 8, có nhiều kiến thức lạ lẫm, dễ khiến học sinh cảm thấy khó khăn khi tiếp cận.
Thêm vào đó, nhiều ngôn ngữ hóa học khó hiểu, khó nhớ cũng là rào cản ban đầu với học sinh. Các bài tập hóa học cần sử dụng nhiều kiến thức từ bộ môn Toán và Lý, do đó, muốn học tốt môn Hóa, các em phải có kiến thức nền ở hai bộ môn này. "Đây chính là nỗi lo sợ lớn của những học sinh không có kiến thức tốt về các môn tự nhiên hoặc bị học lệch", cô khẳng định.
Tuy nhiên, cô Ngọc khẳng định, dù là môn học mới nhưng nếu có phương pháp tiếp cận đúng, các em hoàn toàn chinh phục. Thời gian này, ngoài những giờ học trên lớp, phụ huynh nên chia sẻ, hỏi han những khó khăn con đang gặp phải, từ đó, tìm cách tháo gỡ, giúp con tự tin hơn.
'Con sẽ mau tiến bộ nếu cha mẹ biết cách'
Muốn học tốt môn Hóa 8, trước hết, học sinh cần nắm chắc lý thuyết. Đây là cơ sở để thực hành và làm bài tập. Theo đó, chương trình Hóa học 8 bao gồm ba nhóm nội dung chính để học sinh cần nắm vững: Các khái niệm cơ bản; Các công thức tính hóa học; Các chất. Trong đó, trọng tâm là phần kiến thức về tính chất vật lý, hóa học; cách điều chế, nhận biết và ứng dụng của các chất hóa học này".
Trong quá trình học, học sinh cũng nên học và ghi nhớ có chọn lọc về chất với những tính chất cụ thể. Mỗi một chất có những tính chất, phản ứng và đặc điểm khác nhau, nếu chọn lọc được tính chất đặc thù, học sinh sẽ nhớ bài nhanh hơn.
Cô Thúy Ngọc cũng lưu ý, việc học luôn đi đôi với thực hành. Hơn hết, Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, càng làm nhiều thí nghiệm, học sinh sẽ càng hiểu rõ bản chất của các phản ứng hóa học.
Môn Hóa không chỉ học trên sách vở mà là môn học gắn liền với vận dụng thực tiễn. Do vậy, học sinh nên tập tính quan sát và tìm hiểu các chất hiện hữu trong môi trường sống gần gũi với mình. Đây là một trong những cách học hiệu quả nhất. Ví dụ, nếu chú ý quan sát, các em sẽ thấy các chất hóa học ở mọi nơi xung quanh như Ca(OH)2 là vôi tôi, CaCO3 là đá vôi, NaCl là muối ăn, Fe là sắt thường dùng làm vật dụng trong nhà...
Bên cạnh đó, học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ những nội dung kiến thức đã học. Các em tóm tắt toàn bộ những gì mình đã học qua sơ đồ tư duy tự vẽ. Điều này sẽ giúp người học ghi nhớ khái quát hơn.
Đồng thời, học sinh cũng cần rèn thói quen ghi chép khoa học, có thể đánh dấu những phần kiến thức hoặc những phương trình quan trọng, khó nhớ để dễ dàng xem lại khi cần thiết.
Ngoài ra, cha mẹ có thể chọn cho con khóa học online của các giáo viên có phương pháp dạy dễ hiểu và bám sát nội dung học trong sách giáo khoa. Như vậy, thầy cô sẽ có phương pháp giúp các em tiếp cận môn học được hiệu quả.
Theo cô Ngọc, nhằm giúp học sinh có được lộ trình học tập bài bản, Hệ thống Giáo dục HOCMAI phát triển chương trình Học tốt Hóa 8. Khóa học gồm đầy đủ các kiến thức bám sát sách giáo khoa, hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ. Từ đó, học sinh có thể vận dụng vào làm bài tập trên lớp hiệu quả hơn.
Ngoài ra, học sinh cũng sẽ được học với giáo viên giàu kinh nghiệm, giảng dạy dễ hiểu. Đồng thời, giáo viên sẽ chia sẻ những phương pháp học hay, áp dụng cụ thể với từng phần kiến thức, giúp các em có được kết quả học tập tốt nhất.
Phụ huynh và học sinh tham khảo khóa học tại đây.
(Nguồn và ảnh: HOCMAI)