Giá cả nhiều hàng hóa tiêu dùng tăng cao, buộc nhiều người tiêu dùng trong đó có giới trẻ đau đầu "cân đo đong đếm" lại chi tiêu. Báo cáo mới của PwC về "Thói quen tiêu dùng tại Việt Nam năm 2023" cho thấy, người Việt đang điều chỉnh lại hành vi mua sắm một cách đáng kể. 62% người tham gia khảo sát cho biết sẽ cắt giảm các khoản chi không thiết yếu, và 54% sẽ chi ít hơn cho các mặt hàng xa xỉ.
Với những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu hàng ngày, người trẻ cũng tìm nhiều cách thức để tối ưu hóa khoản chi một cách tiết kiệm nhất có thể. Chi tiêu hợp lý với nhiều người dùng hiện đại còn là những giá trị nhận về tương xứng với số tiền bỏ ra mua sản phẩm, giúp cuộc sống của họ tiện lợi, đơn giản hơn.
Vậy giới trẻ đã làm thế nào để tiết kiệm chi phí và tối ưu cuộc sống?
Với Phạm Huyền (28 tuổi, Hải Phòng), chi tiêu cho ăn uống chiếm khoảng 25% thu nhập. Ở độ tuổi mà dự phòng cho tương lai rất quan trọng, Huyền đặt mục tiêu tháng nào cũng phải có khoản dư cho tiết kiệm. Cô thừa nhận vật giá leo thang khiến bản thân phải "thắt lưng buộc bụng" nhiều hơn trước, tính toán lại chi tiêu với những khoản dành cho ăn uống, chiếm tỷ trọng khá nhiều trong thu nhập.
Trong chi tiêu cho ăn uống, trung bình mỗi tháng, Huyền bỏ ra từ 1-1,5 triệu để đặt đồ ăn qua ứng dụng. Công ty không có nhiều hàng quán xung quanh, cộng với thời tiết oi nóng của mùa hè, ngồi tại văn phòng đặt đồ ăn trưa và chờ giao tới tận nơi là phương án tối ưu.
Vì nhu cầu đặt đồ ăn online gần như không thể bỏ, Huyền tìm cách sử dụng các ứng dụng một cách tiết kiệm nhất có thể. "Tôi thường tận dụng các khuyến mãi trên app, nên tính ra còn tiết kiệm hơn so với đến tận nơi mua. Các ưu đãi này tung ra khá thường xuyên, như mã miễn phí vận chuyển, ưu đãi từ quán, voucher theo thứ hạng...".
Là người chuyên "gom đơn", Huyền được mệnh danh là "chuyên gia đặt đồ ăn online" của nhóm bạn ở văn phòng công ty.
"Đặt theo nhóm đông người thì sẽ có nhiều ưu đãi lớn. Tôi và đồng nghiệp vẫn thường lựa đồ ở mục ‘Lựa chọn thực đơn 33K’ mỗi khi đau đầu hỏi nhau ‘Hôm nay ăn gì’. Trên ứng dụng này cũng có danh mục các nhà hàng Grab Ngon Rẻ, có nhiều gợi ý nhanh gọn lẹ để tìm bữa ăn giá hợp lý", Huyền chia sẻ.
"Hầu như các hoạt động hàng ngày mình đều thanh toán online, như mua đồ ăn, đi siêu thị, mua quần áo, quà cáp...", Lê Chi (26 tuổi, nhân viên
truyền thông tại Hà Nội), chia sẻ về thói quen mua sắm.
Thanh toán qua ví điện tử trên các ứng dụng giúp cô không cần mang theo quá nhiều tiền mặt, không phải tính toán tiền lẻ, tiền trả lại, hay mất công mặc cả. Theo Chi, sự tiện lợi đó cũng tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức "trong hàng sa số các hoạt động hàng ngày".
Chi cũng ưu tiên sử dụng thẻ ngân hàng, ứng dụng có liên kết với các hoạt động thiết yếu hàng ngày như đi xe, đi chợ, mua đồ ăn, hay thanh toán quốc tế... cũng vì tiêu chí tối giản các thao tác.
"Tôi có một nguyên tắc, là không mua theo dịp sale vì dễ mua thừa hoặc mua những món đồ không cần thiết", cô chia sẻ thêm. Thay vào đó, đăng ký gói hội viên trên các ứng dụng, nền tảng dịch vụ, giải trí, là cách Chi kiểm soát chi tiêu một cách chủ động, tránh sa đà theo cảm xúc. Khoản chi phí cố định trả hàng tháng đó giúp quản lý chi tiêu dễ dàng hơn, thay vì mua tùy hứng vì đợt sale, mã khuyến mãi.
"Gói ưu đãi GrabUnlimited mà tôi dùng là một ví dụ. Thay vì sử dụng dịch vụ riêng lẻ, gói có 99 mã freeship áp dụng khi gọi đồ ăn online qua GrabFood, hoặc được giảm giá khi di chuyển với GrabBike, GrabCar, đi chợ với GrabMart, đều là những nhu cầu thiết yếu", Chi gợi ý.
Với Bảo Trân (24 tuổi, TP HCM), tối ưu chi phí, quản lý tài chính là bài học quan trọng đầu tiên của cô gái đi làm một năm sau khi tốt nghiệp. Cũng như nhiều Gen Z khác, Trân tự nhận mình khá sa đà vào mua hàng online.
"Tôi dần học cách kiểm soát bằng lập một danh sách những đồ vật cần mua theo thứ tự ưu tiên và xác định một khoản chi phí cụ thể cho mỗi lần mua. Nhờ vào cách này, bạn sẽ tiết kiệm không những về tiền bạc mà còn về thời gian, không bị phân tâm bởi những món hàng khác", Trân chia sẻ.
Trước khi chọn mua, Trân cũng sẽ "khảo giá" trên các ứng dụng để tìm món hàng ưng ý nhất, có ưu đãi nhiều nhất.
Trân cũng có nguyên tắc mua hàng sau 48 giờ. Với những món đồ cô rất thích nhưng cảm giác chưa thật sự cần, Trân sẽ bỏ vào giỏ hàng và quay lại sau 2 ngày để cân nhắc có nên mua hay không, từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.
Phương tiện di chuyển chủ yếu là xe máy nhưng với những quãng đường xa, trên 10km, Ngô Quang Sĩ, 28 tuổi, kỹ sư tại một công ty công nghệ ở Hà Nội, ưu tiên dùng các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện. Tuy mất thời gian di chuyển hơn so với tự đi xe máy, nhưng theo anh, phương tiện này giúp tiết kiệm được rất nhiều.
"Lợi ích rõ thấy nhất là chi phí vì tiết kiệm được xăng xe. Nhất là không phải chịu đựng cảnh tắc ùn tắc, nhất là lúc cao điểm vào đầu giờ sáng hay tan tầm", Sĩ cho biết. Với anh, đó mới là "điều phung phí" nhất.
"Tưởng tượng cảnh phờ phạc vì vượt nắng nóng, tắc đường đến nơi là đã mất hết năng lượng. Trong khi đó, ngồi xe buýt thoải mái hơn, mát mẻ hơn, thậm chí có thể tận dụng để đọc sách hay giải trí", Sĩ nói.
Bên cạnh đó, gọi xe công nghệ cũng là dịch vụ gần như không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nam kỹ sư. "Sau mỗi bữa nhậu cuối tuần cùng bạn bè, gọi xe ôm công nghệ để tham gia giao thông an toàn là điều chắc chắn. Các ứng dụng như Grab cũng tung ra nhiều ưu đãi, đặc biệt là ngoài giờ cao điểm. Đơn cử, dịch vụ GrabBike Economy và GrabCar Economy của Grab có giá tiết kiệm hơn tới 10% so với dịch vụ thông thường.", anh chia sẻ.
"Với tôi, tối ưu chi phí không phải là bỏ ra ít tiền nhất, mà là số tiền ấy được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý nhất", Sĩ nói.
Theo đại diện Grab, chiến lược phát triển hệ sinh thái của ứng dụng này dựa trên sự thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, trong đó có nhu cầu tối ưu chi phí trong giai đoạn có nhiều biến động về giá. Hơn hết, ứng dụng mong muốn đơn giản hoá, tiện lợi hoá cuộc sống của người dùng với dịch vụ chất lượng cao và đem đến trải nghiệm liền mạch, giúp tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
Nội dung: Phong Vân - Thiết kế: Hằng Trịnh