Ảnh: Kidspot. |
Các yếu tố được đưa vào công thức tính bao gồm: chỉ số khối của cha, mẹ và việc người mẹ có hút thuốc khi mang thai.
Công thức này được các chuyên gia thuộc Đại học Imperial London, Anh đưa ra. Các chuyên gia cho rằng nó sẽ giúp cha mẹ xây dựng thói quen tốt ở bé để trẻ lớn lên không bị thừa cân.
"Một khi trẻ đã bị béo phì thì rất khó để giảm cân. Vì thế, phòng ngừa là chiến lược quan trọng nhất và bắt đầu càng sớm càng tốt", giáo sư Philippe Froguel, đứng đầu nhóm chuyên gia nói.
Trước tiên, bạn hãy điền chỉ số khối BMI của cha, mẹ (BMI tính bằng cân nặng chia cho bình phương chiều cao, đơn vị tính bằng kg, mét). Nếu cha mẹ bị béo phì thì rất có thể trẻ cũng sẽ bị thừa cân vì học các thói quen không tốt của cha mẹ.
Câu hỏi thứ ba về số thành viên trong gia đình (trẻ sống trong gia đình có cha lẫn mẹ, hay một trong hai). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ chỉ sống với mẹ hoặc cha có nguy cơ bị béo phì cao hơn.
Câu hỏi thứ tư là về trình độ chuyên môn của mẹ (Người không có kỹ năng, thất nghiệp - người lao động chân tay có kỹ năng - người lao động chân tay không có kỹ năng - người có tay nghề cao/nhà kinh doanh)
Câu hỏi thứ năm là về việc người mẹ có hút thuốc khi có bầu hay không. Với những thai phụ hút thuốc, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân hơn nhưng khi lớn lên lại dễ phát phì hơn.
Câu hỏi cuối cùng là cân nặng của bé khi sinh.
Bấm vào kết quả bạn sẽ có được con số dự báo trẻ bị béo phì khi lớn lên. Bạn có thể thử công thức tại đây.
Phương Trang (theo Business standard )