Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi... bùng phát trong thời gian gần đây khiến các bệnh viện tuyến đầu như viện Nhi TW, viện Tai Mũi Họng TW luôn trong tình trạng quá tải. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hầu hết trẻ bị viêm hô hấp có thể điều trị tại chỗ và khỏi bệnh sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không thuyên giảm và có diễn tiến nặng thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến thăm khám tại cơ sở y tế. Dưới đây là nguyên tắc điều trị các bệnh lý hô hấp ở trẻ, theo Bộ Y tế:
Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh
Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp viêm hô hấp do nhiễm vi khuẩn. Cần lưu ý dùng thuốc đủ liều, đúng loại theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng kháng sinh, cũng như tránh tình trạng vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết còn sót lại trong hệ hô hấp sẽ khiến bệnh dễ tái phát.
Thuốc kháng virus: các loại thuốc kháng virus chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh chỉ cần tập trung và điều trị các triệu chứng của viêm hô hấp.
Nhóm thuốc điều trị triệu chứng
Thuốc hạ sốt: Các loại thuốc hạ sốt thường giúp làm hạ nhiệt độ cơ thể, chống lại tấn công của virus và ngăn sự bội nhiễm vi khuẩn.
Oresol: giúp bù nước và điện giải.
Thuốc giảm ho, long đờm thường được chỉ định tuy nhiên cần cẩn trọng sử dụng vì có thể gặp tác dụng phụ.
Thuốc xịt mũi: giúp giảm nghẹt mũi, chảy mũi, phù nề, gồm các thuốc kháng histamin, co mạch, corticoid... Đặc biệt các loại thuốc xịt mũi không được lạm dụng và cần được bác sĩ tư vấn vì có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn.
![Lạm dụng thuốc xịt mũi có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Ảnh: iStock](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/14/z6317195740609-ee6ef00e2051b17-6586-7288-1739525123.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lhaoF4kWdisxUjmIcBSI4A)
Lạm dụng thuốc xịt mũi có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn. Ảnh: iStock
Cách bảo vệ đường hô hấp khỏi viêm nhiễm
Các triệu chứng viêm hô hấp cần được điều trị nhanh chóng và dứt điểm, ngăn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh dùng thuốc, việc vệ sinh mũi họng cũng cần chú trọng để ngăn virus cúm lây lan và hạn chế lạm dụng thuốc tây.
Bộ sản phẩm chăm sóc tai, mũi, họng của thương hiệu Otosan nhập khẩu từ Italy hiện được nhiều chuyên gia ưu tiên lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả.
Cụ thể, bộ đôi xịt mũi Otosan cho người lớn và trẻ em với công thức gồm nước muối biển ưu trương, chiết xuất thực vật và các loại tinh dầu, giúp sạch sâu và thông mũi nhanh chóng; hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm; làm lành niêm mạc mũi.
Siro ho mật ong Otosan Fortuss giúp giảm ho khan, ho đờm, bảo vệ niêm mạc họng với mật ong manuka và 7 loại thảo dược. Sản phẩm không chứa kháng sinh, cồn hay chất bảo quản, an toàn cho trẻ từ một tuổi, hương mật ong dễ uống.
Xịt họng Otosan giúp làm dịu họng với tác động ba trong một là hỗ trợ kháng khuẩn, giảm sưng và làm dịu. Vòi xịt 360 độ cùng van chống nhiễm khuẩn ngược đảm bảo an toàn. Hương cam dịu nhẹ, không cay, thích hợp cho cả trẻ và người lớn.
![Sản phẩm xịt họng Otosan được quảng cáo tại màn hình lớn trên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Otosan](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/14/tr2-1739504444-9103-1739525123.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=C_hLdr_RPA7XAmoNOieQbg)
Sản phẩm xịt họng Otosan được quảng cáo tại màn hình lớn trên đường Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh: Otosan
Ngoài ra, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở nhanh hoặc thở rít; sốt cao không hạ sau 48 giờ dùng thuốc hạ sốt; co giật, li bì, mất ý thức; đau tức ngực hoặc da tái nhợt thì cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Thời điểm giao mùa đông xuân, thời tiết thay đổi liên tục, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch lớn là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh. Đặc biệt trong bối cảnh môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay càng làm bệnh dễ bùng phát, lan rộng thành dịch như cúm A, RSV, adenovirus...
Hệ thống giám sát ca bệnh viêm hô hấp của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM ghi nhận trung bình mỗi tuần thành phố có 17.000 ca viêm hô hấp cấp tính, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 2 ghi nhận số ca nhiễm cao hơn (20.000 ca). Tại Hà Nội, nhất là thời điểm đầu năm rét đậm, số ca nhập viện do viêm hô hấp cấp tính và tái phát cũng khiến các bệnh viện Nhi TW, Tai Mũi Họng TW liên tục trong tình trạng quá tải.
![Cảnh báo gia tăng bệnh hô hấp thời điểm giao mùa. Ảnh:](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2025/02/14/tr3-1739504436-4883-1739525123.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lAu5EdrmiIqG_rJRq5J3Ug)
Cảnh báo gia tăng bệnh hô hấp thời điểm giao mùa. Ảnh: iStock
Các ca điều trị đa số là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu và chức năng hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, chủ yếu mắc bệnh viêm phế quản co thắt, viêm tiểu phế quản, viêm phổi với các triệu chứng điển hình như ho liên tục, kéo dài, nghẹt mũi, chảy mũi, sốt cao, thở khò khè, thở nhanh...
Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên phụ huynh thường tự ý cho con điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu không xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn tới suy hô hấp và tử vong.
Thế Đan