Chia sẻ về quan điểm học tập, làm việc, Hoàng Đình Quang (sinh năm 1995) cho biết "không thích cái gì dễ dàng quá".
Là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, đạt giải ba môn Tin học trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2013, Quang được tuyển thẳng vào hai trường đại học thuộc top đầu về đào tạo công nghệ thông tin. Nhưng vì "không thích cái gì dễ dàng quá", Quang chọn ĐH FPT vì trường cấp học bổng 100% nhưng với thành tích trên chưa đủ, anh còn phải viết bài luận, phỏng vấn, kiểm tra IQ.
Vượt qua những thử thách đủ khó với bản thân, Quang trở thành sinh viên khoá 9, chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Trường ĐH FPT Hà Nội.
Theo đuổi chuyên ngành yêu thích, Quang cũng khám phá thêm phương pháp học tập mới mẻ ở đại học: Trong các giờ học, sinh viên thường xuyên được làm bài tập nhóm và thuyết trình về những gì đã nghiên cứu, tìm hiểu được. Thầy cô sẽ đóng vai trò cố vấn, giải đáp câu hỏi về kiến thức sinh viên đặt ra. Các nhóm sinh viên thì luôn ‘vặn vẹo’ với đủ loại câu hỏi trên trời dưới biển.
"Không khí lớp học ở Trường ĐH FPT vì thế luôn sôi nổi", Quang nói, thêm rằng hồi đó học vì thấy thích, thấy hay, sau này mới biết đó là phương pháp Feynman technique - hỗ trợ ghi nhớ, liên kết các khái niệm, thực hành rất tốt.
Tốt nghiệp đại học, Quang nhận được lời mời làm việc từ một doanh nghiệp ở Amsterdam, Hà Lan. Nhưng trong một lần tình cờ, qua trường, được biết về thông tin tuyển dụng của Rakuten, Singapore, Quang quyết định ứng tuyển. Anh chia sẻ: "Rakuten tài trợ toàn bộ chuyến đi sang Singapore để tham gia phỏng vấn trực tiếp. Tâm lý tôi cũng khá thoải mái và đã thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn, trở thành nhân viên chính thức của công ty".
Sau này, Quang còn có cơ hội làm việc tại Shopee, Singapore. Hiện, anh là kỹ sư phần mềm tại Google Đài Loan. Trải nghiệm làm việc ở mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia với Quang có sự khác biệt về văn hoá, cách làm việc, cách kết nối với đồng nghiệp và đối tác. Nhưng cựu sinh viên Trường ĐH FPT nhìn nhận nền tảng của nó vẫn dựa trên những kiến thức và kỹ năng đã được trau dồi, rèn luyện ngay từ trường đại học.
"Bạn nhất định phải có ngoại ngữ, kiến thức nền tảng về lập trình. Vì vậy, ngay từ năm đầu bạn phải học chắc các môn đại cương như Hệ điều hành, Giải thuật, Database, Computer Networking, các môn Toán...", Quang chia sẻ kinh nghiệm. Anh cũng đúc kết rằng vòng phỏng vấn của các công ty công nghệ nước ngoài như "một bài kiểm tra kiến thức cả bốn năm đại học" vì vậy không thể lơ là, bỏ lỡ bất kỳ mảng kiến thức nào trong quá trình học đại học.
Trải nghiệm giúp Quang trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm hiệu quả và có kinh nghiệm giải quyết những dự án thực tế đó là thường xuyên tham gia các cuộc thi lập trình do Trường ĐH FPT tổ chức. Bên cạnh đó, anh chọn cách học và nghiên cứu tại phòng lab cùng các giảng viên thực hành trên những dự án có tính thực tế cao, tương đối sát với các hoạt động tại doanh nghiệp.
"Môi trường ở Trường ĐH FPT đã trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng mềm để luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội mới", Quang chia sẻ.
Ngọc Trâm
Năm 2024, Trường ĐH FPT tuyển sinh các ngành: Công nghệ thông tin (Thiết kế Vi mạch bán dẫn, Công nghệ ô tô số, Kỹ Thuật Phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số), Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Tài chính); Công nghệ truyền thông (Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ tuyển sinh vào Trường ĐH FPT khi: thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Hệ đại học chính quy năm 2024 của Trường; Đạt xếp hạng Top50 theo học bạ THPT năm 2024.
Ngoài ra, thí sinh có thể xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổ hợp môn Toán và 2 môn bất kì. Điểm trúng tuyển sẽ công bố cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Chứng nhận xếp hạng THPT thí sinh thực hiện trên trang SchoolRank