Tình trạng ngập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ngày càng lan rộng và gây ra hậu quả chưa từng có. Nhiều thành phố có khả năng thiếu nước ngọt.
Để đối phó với tình trạng xâm ngập mặn hiện nay, chính quyền địa phương đang cho đóng các cống ngăn mặn hoặc đắp đê giữ nước ngọt... khiến tình hình càng trở nên phức tạp hơn theo các chiều hướng sau:
Việc ngăn nước biển xâm nhập bằng biện pháp trên muốn triệt để phải đóng kín, nếu vẫn để hở thì nước biển vẫn xâm nhập và gây mặn, do đó gây lãng phí công sức mà không hiệu quả.
Thứ hai, do ngăn nước biển xâm nhập nên các hoạt động sản xuất cần tới nước biển như nuôi tôm, hay việc mực nước xuống thấp khiến các khu rừng ngập mặn bị khô và dễ cháy.
Như chia sẻ của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải: “Nguy cơ cháy rừng tràm U Minh hạ đang cao, bởi chúng tôi đắp đê giữ nước ngọt từ rất sớm, từ ngày 15/10/2015, nhưng nay mực nước trong rừng tràm cũng đã xuống thấp hơn trung bình hàng năm 0,3m rồi”. Do đó, cần phải đưa ra giải pháp để chống thiệt hại do xâm ngập mặn tại ĐBSCL.
Để tìm được giải pháp thì trước hết chúng ta phải biết được tại sao nước sông tại ĐBSCL lại bị xâm nhập mặn?
Đó là do nước sông chảy ra hòa vào nước biển nên đã hấp thụ muối có sẵn trong nước biển và trở nên mặn hơn.
Do thủy triều, nước biển bị hút sâu vào đất liền nên điểm gặp nhau giữa nước sông và nước biển cũng bị kéo sâu vào trong đất liền.
Do lượng nước mưa và nước sông trong năm nay thấp so với các năm trước, dẫn đến độ mặn của nước sông từ điểm gặp nhau giữa nước sông và nước biển đến cửa biển trở nên mặn hơn.
Có hai phương pháp để xử lý vấn đề trên:
Thứ nhất, sau khi nước biển hòa với nước sông thành nước lợ thì lọc nước lợ để thành nước sông dùng cho sản xuất và đời sống.
Thứ hai, tách biệt nước sông và nước biển không cho hòa vào nhau, dùng nước sông đã tách cho sản xuất, đời sống.
Qua bài viết, tôi này xin trình bày cách làm theo phương pháp thứ hai: Cho nước sông đi vào một ống nhựa mềm đặt ở dưới dáy, chạy suốt theo chiều dài của sông.
Đầu vào của ống sẽ lấy nước sông ở đầu nguồn, nơi mà nước biển chưa hòa với nước sông. Nước sông đi vào ống sẽ được lấy ra tại các trạm bơm để phục vụ cho đời sống.
Khi không có nhu cầu lấy nước, thì nước sông vẫn theo dòng chảy bình thường trong ống và đi ra biển. Như vậy biện pháp này sẽ không gây hậu quả như đóng cống ngập mặn.
Biện pháp này cũng khác với việc xây dựng ống dẫn để lấy nước ở chỗ nó không trực tiếp lấy nước lên khỏi sông, nước vẫn ở trong sông, nhưng lại không hòa với nước biển. Do đó, hệ thống ống dẫn không cần thiết phải dùng vật liệu cứng, chịu lực nén tốt như trong sản xuất nước sinh hoạt.
>> Xem thêm: CSGT đội mưa đẩy ôtô chết máy cho người dân
Giải pháp chống lũ trong thành phố
Một số giải pháp làm bè, cầu cứu sinh và cứu hộ người trong vùng lũ lụt ở thành phố. |
Chia sẻ bài viết của bạn về tại đây.