Tập 3 "Ở cữ khoa học, chắt lọc dân gian" của bàn bàn tròn trực tuyến "Nuôi dạy con thông minh, ứng biến" vừa tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều gia đình. Chương trình do nhãn hàng Similac Mom (Abbott) thực hiện, được phát trên ứng dụng Zoom và Livechat trên Clubhouse.
Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương (Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP HCM), Tiến sĩ tâm lý học Tô Nhi A (Giảng viên tâm lý giáo dục, Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM) giải đáp cho cách ở cữ khoa học để giúp mẹ khỏe, bé phát triển trí não, tăng sức đề kháng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian ở cữ, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Diệp Thùy Dương cho biết, ở cữ là thời gian mẹ làm quen lại với chính cơ thể của mình nên cần môi trường thư giãn để phục hồi cơ thể, nghỉ ngơi lại sức, ăn uống phù hợp để đủ sức khỏe tiết sữa cho con. Mẹ nên theo sát từng bước phát triển của con dù là nhỏ nhất, cảm nhận và học cách để hiểu con yêu mỗi ngày. Đây cũng là giai đoạn khởi đầu cho thiên chức làm mẹ.
Tiến sĩ Tô Nhi A lưu ý thời gian ở cữ là thời gian chuyển biến rất phức tạp về mặt tâm lý của mẹ do sự tù túng, ít đi lại, lo lắng về công việc, tự ti về cơ thể sau sinh. Sự hỗ trợ chưa đúng mức của chồng hay những lời bàn ra tán vào của những người xung quanh cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực.
Bác sĩ Dương chia sẻ thêm, mẹ sinh xong mất máu nhiều, chưa kịp hồi phục lại phải bước vào nhịp sống hoàn toàn mới với vai trò làm mẹ. Có vô vàn các thay đổi. Với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn rất non yếu. Lúc còn trong bụng mẹ, trẻ nhận được sự bảo vệ thụ động từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai và sữa mẹ có chứa kháng thể. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển các tế bào ghi nhớ và kháng thể miễn dịch của riêng mình. Rõ ràng là cả mẹ lẫn con đều cần được chăm sóc, bảo vệ đúng cách trong thời kỳ ở cữ này.
Giai đoạn đầu đời não bộ của trẻ cũng phát triển nhanh. Bác sĩ Thùy Dương cho biết, có mối liên hệ giữa giấc ngủ, trí nhớ, ngôn ngữ và chức năng điều hành, sự phát triển nhận thức tổng thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thời gian ngủ giúp kết nối, lưu lại thông tin mà trẻ được học trong ngày, chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn. Trong 2 năm đầu đời, nhận thức và trí não được kích hoạt và phát triển tối ưu thông qua các giác quan rất cần thiết.
Những lưu ý dinh dưỡng giai đoạn ở cữ
Dinh dưỡng trong thời kỳ ở cữ còn giúp mẹ chóng hồi phục, tăng sản xuất sữa mẹ. Trong giai đoạn này, chế độ ăn của mẹ cần đa dạng, khoa học dựa trên tiêu chí đầy đủ và cân bằng. Điều này nhằm có thể đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng và dưỡng chất tăng lên khi cho con bú, cung cấp nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng. Mẹ nên chú trọng thêm đến các chất dinh dưỡng để con phát triển não bộ như DHA, vitamin e tự nhiên, lutein...
Những dưỡng chất có lợi ích trực tiếp đến sự phát triển trí não, sức đề kháng của trẻ trong sữa mẹ là HMOs (Oligosaccharides trong sữa mẹ), Nucleotides hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch và sản xuất kháng thể chống lại các vi trùng có hại.
"Khi hiểu và tin vào khoa học, ba mẹ sẽ thấy miễn dịch hay tiêu hóa là những nhân tố cơ bản có thể tác động để trẻ có được sức khỏe tiêu hóa tốt và tăng cường miễn dịch. Sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng dồi dào có chứa HMOs, Nucleotides hỗ trợ trẻ ít bệnh trong 6 tháng đầu. Đây cũng là giai đoạn mà não bộ của trẻ cần đến 74% nhu cầu dinh dưỡng phát triển trí não tối ưu. Ba mẹ không nên bỏ qua những dưỡng chất thiết yếu trong giai đoạn 'vàng' này vì chỉ diễn ra một lần trong đời", bác sĩ Thùy Dương nói thêm.
Phụ huynh có thể xem lại toàn bộ buổi livestream tại đây. Bàn tròn dự kiến sẽ phát sóng các tập tiếp theo trong thời gian sớm nhất để đồng hành cùng phụ huynh trong hành trình nuôi con khôn lớn.
Ngọc An