Chủ nhật, 28/2/2021, 10:00 (GMT+7)

Một năm sống chung với dịch bệnh, tưởng chừng ba mẹ đã quen với việc cho con học online, nhưng hàng loạt trường học trên toàn quốc đóng cửa hết tháng 2 vẫn khiến nhiều cha mẹ tiếp tục "lao đao". Tân Sửu lại là một cái Tết mà con chị Thùy Trang (quận Gò Vấp, TP.HCM) được nghỉ học kéo dài cả tháng.

Trong khi đứa trẻ vui thích vì không phải đi học thì vợ chồng chị sợ con quên mất chữ, quên mất bạn. Nhà trường tổ chức dạy online nhưng chị cũng như nhiều bố mẹ đều thấy rõ ràng là con học không hiệu quả bằng khi đến lớp. "Mạng internet phập phù, mic của thầy cô nhiều lúc khó nghe. Còn con biết thầy cô không nhìn thấy mình nên học không tập trung", chị Thùy Trang chia sẻ.

Nhiều bé không tập trung khi học online vì không có giáo viên hoặc phụ huynh giám sát thường xuyên.

Cậu con suốt ngày chơi ngoài nắng nhưng nghe tới học thì ôm mẹ mè nheo: "Con cảm thấy con hơi đau đầu, con hơi sốt", dù trán anh chàng mát lạnh. Chị Trang tuyên bố: "Nhức đầu cũng học được mà sốt cũng học được", cậu con đành vào góc học tập, ngồi trước máy tính nhưng mắt liên tục nhìn ngó xung quanh và tranh thủ vớ quyển truyện tranh nếu không có người lớn giám sát.

Con học online vào đúng năm sắp chuyển cấp cũng khiến vợ chồng chị Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) lo lắng không biết con có tích lũy đủ kiến thức để vượt vũ môn vào lớp 10 hay không. "Cả lớp học chính lẫn các lớp học thêm của con đều phải đóng cửa hết, nhưng lo thì cũng chỉ có cách để con tự học ở nhà và học online", chị Nhung than thở. Theo dõi lớp học online của con, chị thấy nhiều bạn trong lớp học với thái độ khá chống đối. Khi cô giao bài tập ngắn, hỏi cách làm và kết quả, nhiều bạn chống chế: "Máy của con hỏng camera" nên không đưa bài làm cho cô xem. "Mấy bạn còn tranh thủ chat, cãi nhau chí chóe trong nhóm của lớp mặc thầy cô đang giảng bài và có thể làm các bạn khác xao nhãng", chị Nhung phàn nàn. Hôm trước kiểm tra lịch sử trang các trang web, chị cũng thấy con mình tranh thủ lướt các trang mạng khi đang học.

Nhiều phụ huynh lo lắng khi con học online không hiệu quả, viện nhiều lý do để không phải làm bài tập giáo viên đã giao.

Việc con bất ngờ nghỉ Tết sớm một tuần và kéo dài kỳ nghỉ Tết đến hết tháng hai khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn. Trong khi những phụ huynh có con lớn sợ con ở nhà nhiều rơi rụng kiến thức thì những cha mẹ có con ở tuổi mầm non lại lo lắng vấn đề ăn uống, trông nom con. "Năm nay Covid bùng phát, trường chính khóa nghỉ Tết sớm bất ngờ một tuần, trường ngoại khóa không hoạt động. Dịch bệnh, hai vợ chồng cũng không dám đưa con về quê, nên không thể nhờ ông bà trông sau Tết, chúng tôi đành chia nhau xin làm việc tại nhà để trông con", chị Hà (quận 7, TP.HCM) chia sẻ.

Dù nhịp sống hàng ngày bị đảo lộn vì việc trẻ ở nhà không đến trường, nhưng các gia đình đều nhanh chóng tìm ra những cách giải quyết ổn thỏa.

Vợ chồng chị Hà đều làm những việc có thể thực hiện trên máy tính từ xa nên dù việc công ty những ngày cuối năm bận rộn hay dịp đầu năm thảnh thơi hơn, họ vẫn có thể sắp xếp vừa làm việc tại nhà vừa trông con, chấp nhận ngủ muộn hoặc dậy sớm hơn bình thường. Hai bé biết mẹ bận rộn nên nhiều lúc tự chơi với nhau, tự rủ nhau uống sữa và ăn vặt nên mấy tuần cùng con ở nhà tránh Covid của chị cũng tạm ổn. "Công việc vẫn hoàn thành ở mức tròn vai, các con thì rất vui vì được ở nhà với mẹ. Tôi thèm ngủ hơn bao giờ hết nhưng cũng cảm thấy hài lòng, và đang mong chờ ngày trường con mở lại", chị Hà cười. Trong lớp con chị, một số phụ huynh không thể làm việc tại nhà đã tập hợp nhau lại, gửi con ở nhà cô hoặc thuê một cô giáo mầm non trông trẻ.

Nhiều bố mẹ chọn cách làm việc tại nhà để tiện việc chăm sóc con cái khi trường học đóng cửa.

Hiểu rõ con học online phát sinh nhiều vấn đề như thế nào từ nghỉ học do Covid-19 trong năm học trước, chị Trang quyết định thuê gia sư giúp trông con trong thời gian các trường tạm đóng cửa do dịch. "Gia đình tôi ở cùng bà ngoại. Bà cũng có thể chăm sóc cháu, ngồi cạnh giám sát cháu học online nhưng khổ nỗi bà lại không biết mở laptop, đăng nhập ID lớp học. Thế nên, tôi vẫn phải thuê người hỗ trợ con học", chị Trang cho biết.

Để con không phân tâm khi học, chị vẫn giữ nguyên thời khóa biểu sinh hoạt của con như ngày thường. Dù không mất thời gian di chuyển đến trường, sáng bé vẫn không được ngủ nướng, ăn sáng xong là ngồi trước máy tính, chờ đến giờ học. Bà ngoại nhanh trí cất hết đồ ăn vặt để cu cậu không mè nheo đòi ăn khi học online.

Còn chị Nhung - vốn làm trong ngành du lịch, đang thất nghiệp do Covid-19 vẫn thầm cảm ơn giai đoạn cả mẹ và con phải ở nhà. Theo dõi con học online, chị có thời gian hiểu thêm về con và các bạn của con, thấy tuổi teen bây giờ phức tạp và nhiều chuyện hơn thế hệ của mình trước đây rất nhiều. "Gần con trong giai đoạn này, tôi có thể hỗ trợ con nhiều hơn để bé vượt qua những khó khăn khách quan do dịch bệnh mang lại cũng như cột mốc chuyển cấp sắp tới", chị Nhung cho biết.

Dịch bệnh bất ngờ xuất hiện ảnh hưởng rất nhiều đến toàn xã hội nói chung cũng như mỗi gia đình nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh mặt tiêu cực, nó cũng giúp nhiều người có ý thức trau dồi kỹ năng, học cách ứng biến linh hoạt với hoàn cảnh, đồng thời cũng nhận ra nhiều giá trị quý giá mà lâu nay mình bỏ quên.

"Tạm nghỉ việc, tôi có thời gian bên con, hiểu con hơn và nhận ra trước đây mình dành quá nhiều thời gian cho công việc mà nghĩ con đã lớn, tự lo ăn uống học hành là mẹ nhàn, nhưng không hẳn vậy. Con rất cần sự hỗ trợ của mẹ để ứng xử đúng trong các mối quan hệ bạn bè và xã hội đã manh nha phức tạp", chị Nhung chia sẻ.

Chị cho rằng Covid-19 chỉ là một sự cố bất ngờ, nhưng nhờ đó cũng cho thấy việc chủ động ứng phó với mọi tình huống quan trọng như thế nào. Không chỉ đồng hành cùng con trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn này, chị cũng muốn có mặt, hỗ trợ con trong các chặng đường của con sau này.

Theo một tiến sĩ tâm lý đang công tác tại TP.HCM, dù để con tự lập thì không bố mẹ có trách nhiệm nào lại buông tay để con "tự bơi", vượt qua các cột mốc trong cuộc đời. Trong các sự kiện quan trọng của đời con như vào đại học, tốt nghiệp ra trường, kết hôn, mua nhà, sinh con đẻ cái, thậm chí tổ chức đám cưới cho con của con sau này... vẫn luôn có sự hỗ trợ và đóng góp của bố mẹ, từ động viên tinh thần cho đến tài chính.

Bố mẹ luôn bên cạnh và sẵn sàng hỗ trợ con trong mỗi sự kiện trọng đại của cuộc đời.

Bố mẹ nên chủ động dạy con các kỹ năng cần thiết để con tự tin vượt qua những cột mốc trong cuộc đời. Không chỉ dịch bệnh, rất nhiều những cột mốc như ngày con biết lẫy, ngày con chuyển sang ăn dặm, ngày con biết nói, con biết đi, ngày đầu con đi học... cũng đòi hỏi những nỗ lực của cả bố mẹ và con.

Bố mẹ cũng đừng quên trang bị kiến thức cho mình, học cách hiểu con, từ đó định hướng tương lai đúng đắn cho con. Và khi khoa học phát triển, phân tích gen cũng giúp bố mẹ hiểu con hơn, giúp con định hướng công việc sau này cũng như chọn được cách nuôi dạy con sao cho phù hợp với tính cách, khả năng của con.

Bên cạnh đó, chủ động chuẩn bị nền tảng tài chính vững chắc cũng giúp con tự tin vượt qua những khó khăn đồng thời tạo bệ phóng cho con phát triển sau này. Mỗi tháng để dành một số tiền riêng cho con, mua bảo hiểm cho con là cách mà nhiều cha mẹ hiện đại đang áp dụng. Vợ chồng chị Hà và chị Trang chọn mua gói bảo hiểm PRU - Hành Trang Trưởng Thành. Đây là một giải pháp tài chính không chỉ giúp bố mẹ xây dựng quỹ học vấn mà còn là một quỹ tài chính linh hoạt đồng hành cùng con trong những cột mốc trong cuộc đời. Thời hạn hợp đồng của gói bảo hiểm này có thể kéo dài đến khi con 99 tuổi. Bố mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt rút tiền từ giá trị tài khoản hợp đồng để phục vụ cho những kế hoạch tại những cột mốc quan trọng của con như tốt nghiệp đại học, kết hôn, mua nhà, mua xe, hay tổ chức đám cưới cho con của con. Điều này sẽ giúp bố mẹ tự tin nói rằng: "Có bố mẹ đây! Cùng con tốt nghiệp trên từng chặng đường cuộc sống".

Cách bố mẹ đồng hành cùng con thời Covid-19
 
 
Bố mẹ nỗ lực để luôn có thể nói: "Có bố mẹ đây! Cùng con tốt nghiệp trên từng chặng đường cuộc sống".

Đặc biệt, trong giai đoạn ra mắt sản phẩm PRU - Hành Trang Trưởng Thành, Prudential triển khai chương trình khuyến mại "Vì yêu cùng con khám phá tiềm năng" với món quà là 1 bộ giải mã gen Genetica G-Smart trị giá 3.990.000 đồng/bộ dành cho 2.000 hợp đồng hợp lệ đầu tiên phát hành trong thời gian diễn ra chương trình với phí bảo hiểm quy năm từ 15 triệu đồng trở lên.

Chương trình diễn ra từ ngày 8/1 đến hết ngày 30/4/2021. Thông qua việc phân tích 201 gen liên quan đến tiềm năng trí tuệ thiên bẩm của con, bố mẹ sẽ hiểu rõ về năng lực tư duy, khả năng học thuật của con cũng như nhận được các lời khuyên hữu ích, từ đó có những kế hoạch phù hợp để tối ưu hóa tiềm năng phát triển cho con, giúp con định hướng tương lai.

Nội dung: Kim Anh - Thiết kế: Thái Hưng.