![]() |
Mặc dù núi lửa Etna ở Sicily (Italy) vẫn được biết đến là một núi lửa hoạt động, song các trận động đất năm 2002 đã kích hoạt một loạt chấn động nguy hiểm buộc các quan chức phải đóng cửa trường học và giao thông. Đây là cảnh tượng vụ phun trào nhìn từ Trạm vũ trụ quốc tế. |
![]() |
Ảnh cháy rừng ở nam California do vệ tinh Aqua của NASA chụp được hôm 27/10 năm 2003. Những chấm đỏ là các lưỡi lửa thổi khói bốc cao trên vùng Thái Bình Dương. Đám cháy lan rộng hơn 500.000 arce. |
![]() |
Trận sóng thần ở châu Á chụp hôm 26/12/2004, chỉ một giờ sau khi con sóng đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Sri Lanka. Ảnh dưới cho thấy vùng bờ biển này trước thời điểm bị tàn phá. |
![]() |
Chỉ vài ngày mưa và tuyết trong tháng 1/2005 đã khiến các con sông chảy qua bang Indiana, Illinois, và Kentucky (Mỹ) ngập mênh mông lên các vùng xung quanh. |
![]() |
Tháng 4/2005, camera của Cơ quan vũ trụ châu Âu ghi lại một khoảnh khắc hiếm hoi: cú vỡ đôi của một tảng băng khổng lồ nằm ở phía nam Đại Tây Dương. Những ảnh vệ tinh trước đó đã tiết lộ những đứt gãy sâu trong khối băng này. |
![]() |
Núi lửa Klyuchevskaya, núi lửa lớn nhất và hoạt động dữ dội nhất trên bán đảo phía đông của Nga, đã phun lên định kỳ kể từ khi hoạt động của nó được ghi lại lần đầu tiên năm 1769. Nhưng ngày 15/2/2005, hoạt động phun trào trở nên dữ dội hơn, buộc các quan chức phải nâng mức báo động lên cao nhất. |
![]() |
Quan sát một trong những hồ chứa lớn nhất thế giới, hồ Mead, các vệ tinh đã tiết lộ mức nước giảm kinh hoàng chỉ trong 4 năm. Sự khô hạn nghiêm trọng trong vùng đã khiến các vài chuyên gia cảnh báo chiếc hồ này có thể cạn trơ vào năm 2021. |
T. An (theo ABC)