Các nhà mốt sẽ tiếp tục áp dụng showroom ảo trong tháng 5, 6, thậm chí đến tháng 9 nếu Covid-19 vẫn khó lường. Tuần lễ thời trang tại London (Anh) cũng áp dụng định dạng kỹ thuật số cho các buổi trình diễn (gồm phỏng vấn, đối thoại, hội thảo trực tuyến, nhật ký thiết kế và phòng trưng bày kỹ thuật số...). Ban tổ chức cũng hợp nhất thiết kế dành cho nam và nữ trong một show diễn, dựa trên nền tảng trung lập về giới tính, mở cửa rộng rãi cho công chúng, các bên giao dịch và báo chí...
Tuy nhiên, không ít nhãn hàng vẫn xem tương tác trực tuyến là tiện ích bổ sung, chứ chưa thực sự cần thiết. Hồi tháng 3, khi dịch bùng phát mạnh mẽ, nhiều nhà mốt chưa có sự chuẩn bị đã phải đột ngột chuyển sang mô hình kinh doanh trực tuyến. Ông Tiffany Hsu - Giám đốc kinh doanh thời trang tại Mytheresa cho rằng: "Có thương hiệu chỉ cung cấp các bản phác thảo trực tuyến, vì thế chúng tôi buộc phải sử dụng trí tưởng tượng của mình’’.

Các buổi trình diễn thực tế ảo thay cho các buổi gặp và làm việc trực tiếp với những người mua. Ảnh: Ontimeshow.
Tận dụng công nghệ một cách tối đa
Theo Kristin Savilia - CEO nền tảng thương mại điện tử Joor: "Một số thương hiệu chỉ gửi bản vẽ phác thảo là vì họ làm trễ sản phẩm, việc này không nằm trong phạm vi sửa chữa của chúng tôi’’. Anh cho biết thêm với trải nghiệm trình diễn thực tế ảo và trình quản lý đặt hàng số lượng lớn, các thương hiệu có thể cải thiện trải nghiệm mua hàng trực tuyến bằng cách cung cấp mẫu thiết kế và nguyên vật liệu nhanh hơn.
Vào tháng 3, trang mua sắm trực tuyến Joor đã hợp tác với Ordre - nền tảng thương mại điện tử - cho phép các hãng thời trang đăng hình 360 độ được tạo dựng bằng công nghệ Orb360. Theo đó, Ordre sẽ gửi công nghệ chụp ảnh di động này đến các thương hiệu. CEO Savilia nói quá trình này mất 48 tiếng và đã được điều chỉnh để luật cấm vận du lịch và hàng hóa cho phép các hãng vận chuyển sản phẩm đến cho họ.

Công nghệ Orb360 cho phép các thương hiệu đăng tải hình ảnh 360 độ lên trang web bán hàng. Ảnh: Vogue Bussiness.
Các buổi trình diễn thực tế ảo được nhiều người mua ủng hộ khi họ thấy GMV (tổng giá trị hàng hóa cho các đơn đặt hàng trực tuyến) tăng 2,5 lần so với trung bình. Petersson, một người mua hàng cho hay: "Khi các người mẫu thực tế ảo di chuyển, bạn có thể nhìn thấy chất liệu rõ ràng, và hình dung được chúng, việc phóng to chúng cũng khá hữu ích". "Thấy được hình ảnh từ mọi góc độ với chất lượng tốt là điều chúng tôi mong đợi", Hsu - một người mua khác - nói.
Elizabeth von der Goltz - Giám đốc kinh doanh toàn cầu của thương hiệu Net- A- Porter - cho hay: "Các cuộc hẹn và những buổi trình diễn thực tế ảo thực chất tốn nhiều thời gian hơn bình thường, nhưng nếu so chúng với các cuộc gặp mẫu thử trực tiếp thì chúng vẫn tiết kiệm thời gian, không cần chờ đợi giữa thiết kế này với thiết kế sau".
Bà Elizabeth von der Goltz cũng đề xuất công nghệ AR thay cho VR, hoặc dùng các nhân vật thực tế ảo thay người mẫu. Bên cạnh đó, giao diện hiển thị tốt hơn, giúp các chi tiết trông rõ ràng hơn và dễ nhìn trên phương tiện đồ họa số, việc này cũng loại bỏ vai trò của các người mẫu thử đồ.
Bài học từ Trung Quốc
Tuần thời trang Thượng Hải là nơi đầu tiên thích nghi với bối cảnh mới khi chuyển đổi sang hình thức trực tuyến vào tháng 3. Các thương hiệu trình diễn BST thông qua video, định dạng AR, phát sóng và mở bán trực tiếp cùng với sự hợp tác từ Alibaba’s Tmall - sàn giao dịch thương mại trực tuyến - được truy cập nhiều nhất tại Trung Quốc.
Theo Tmall, buổi biểu diễn khai mạc đạt 2,5 triệu lượt xem trong 3 giờ. Nhiều khán giả xem đây là phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, chúng vẫn gây trở ngại cho người mua hàng chuyên nghiệp. Khách nước ngoài chưa sõi tiếng phổ thông gặp khó với ứng dụng Tmall.

Một góc của nhà thiết kế tại sự kiện Ontimeshow Preview tại trung tâm TX Huaihai của Thượng Hải. Ảnh: Ontimeshow.
Định dạng hiển thị hỗn hợp của Tmall hướng đến khách nói chung thay vì các chuyên gia trong ngành. Nhiều nhà thiết kế đồng lòng cho rằng mô hình này phù hợp để tương tác với khách hơn là người mua chuyên nghiệp.
Ứng dụng cần tách biệt thành 2 phiên bản riêng biệt, một cho công chúng và một dành cho người mua chuyên nghiệp, nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn. Thêm vào đó, nên có tùy chọn dành cho phòng trưng bày để các chuyên gia giao dịch có thể gọi video cho từng thương hiệu và từng sản phẩm trong suốt cuộc gọi. Theo Petersson, nên có một bảng hướng dẫn trực tuyến, như người mua hàng nước ngoài thường có khi đến Thượng Hải, sẽ rất hữu ích.
Vào tháng 4, Ontimeshow - một trong những triển lãm thương mại thời trang lớn nhất Trung Quốc - tổ chức sự kiện Onshow Review, cho phép người mua xem trước các thiết kế trong BST Thu Đông 2020 từ nhiều nhà mốt lớn lớn. Bên trong trung tâm thương mại TX Huaihai ở Thượng Hải vẫn đóng cửa.
Hình thức này nhỏ và riêng tư hơn so với loạt triển lãm, showroom thông thường, nhưng vẫn giúp người mua trao đổi với nhà thiết kế. Để bổ sung cho sự kiện ngoại tuyến, triển lãm thương mại cũng lên kế hoạch ra mắt chương trình OntimeOrder - hệ thống đặt hàng trực tuyến gồm loạt bài thuyết trình 360 độ về sản phẩm.
Video và hình ảnh 360 độ ghi điểm với tín đồ hàng hiệu nhưng cách kể chuyện và đặc thù khu vực cần được chú trọng nhằm giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất.
Lan Phương (Theo Vogue Business)
Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu. Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp. |