Thận thực hiện nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thu khoáng chất, sản xuất nước tiểu và duy trì cân bằng acid - base. Theo quy trình, nước từ mạch máu sẽ ngấm qua tế bào thận, bài tiết thành nước tiểu qua ống thận, sau đó theo ống niệu quản xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Sỏi hình thành nếu các chất khoáng (canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho) trong nước tiểu kết tinh và lắng đọng lại. Khi sỏi thành viên, chúng sẽ di chuyển theo đường đi của nước tiểu, neo đậu ở các cơ quan trở thành sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Các loại sỏi này gọi chung là sỏi tiết niệu.
Mỗi loại sỏi sẽ có cách chữa trị khác nhau. Sau khi chụp chiếu xác định vị trí, kích thước, mật độ của sỏi, chức năng của thận, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.
Sỏi thận

Tùy từng loại sỏi, kích thước... bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau.
Nhờ sự phát triển của ngành y dược, những năm gần đây, điều trị sỏi thận đã có những tiến bộ, tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật giảm. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nội khoa kết hợp thuốc uống, y học cổ truyền, ăn uống, luyện tập...
Sỏi thận nhỏ bệnh nhân có thể uống nhiều nước, uống nước râu ngô, hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam chứa kim tiền thảo... để kích thích bài tiết, tống sỏi ra ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt song song với thuốc lợi tiểu.
Nếu sỏi đã quá lớn hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị ngoại khoa. Bác sĩ thường dùng tia laser tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, hoặc mổ thận lấy sỏi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi đối với sỏi to, mật độ lớn, khó tán, chức năng thận kém.
Sỏi niệu quản
Sỏi niệu quản là sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản, dạng nguy hiểm trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
Với sỏi nhỏ chưa gây ra biến chứng, bệnh nhân có thể dùng thuốc đánh tan sỏi kết hợp theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp sỏi to, gây ra nhiều biến chứng, người bệnh sẽ áp dụng các biện pháp phẫu thuật xâm lấn.
Các phương pháp phổ biến là mổ hở, tán sỏi laser, phẫu thuật nội soi lấy sỏi sau phúc mạc, tán sỏi ngoài cơ thể hoặc lấy sỏi qua da. Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị tán sỏi ngược dòng. Phương pháp dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang đến niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn, bơm rửa lấy hết sỏi.

Sỏi thận hình thành khi các chất khoáng (canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho) trong nước tiểu kết tinh và lắng đọng lại.
Sỏi bàng quang
Sỏi phát sinh từ trong lòng bàng quang, có thể do rối loạn chuyển hóa: nước tiểu bị cản trở lưu thông ở trong bàng quang, niệu đạo (sỏi, u xơ tiền liệt tuyến...) hoặc do sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng phức tạp và nguy hiểm như viêm, loét, nhiễm khuẩn, chảy máu, teo hoặc rò bàng quang nếu không chữa trị kịp thời.
Người bệnh có thể điều trị nội soi bằng máy tán sỏi cơ học, máy sử dụng sóng xung thủy điện lực (Urat 1) hay máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser. Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp sỏi to, khó tán, hoặc sỏi kèm theo hẹp niệu đạo, xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang.
Tán sỏi nội soi hay phẫu thuật là phương pháp bất đắc dĩ phải sử dụng, hầu hết bệnh nhân đều hy vọng có thể điều trị khỏi bệnh bằng thuốc. Thuốc sẽ có hiệu quả với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng. Phương pháp này an toàn, tiện dụng, ít tốn kém, dễ thực hiện tại nhà và thích hợp với người già, thể trạng yếu.
Ngọc Thi

Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, hỗ trợ làm ngưng gia tăng kích thước của hòn sỏi. Sirnakarang góp phần hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu).
Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang góp phần ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, hỗ trợ phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp góp phần giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang được sản xuất bởi công ty CP Dược Hà Tĩnh, theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (024) 3 990 6195 - 3 668 6226. Sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận nội dung quảng cáo số 0932/2018/XNQC/QLD ngày 6/6/2018. Thông tin truy cập website: soithan.vn