![]() |
iPod Nano của Apple. Ảnh: Technogadgets. |
Doanh số thị trường máy nghe nhạc toàn cầu năm 2005 đạt khoảng 140 triệu máy, bao gồm cả máy dùng ổ cứng, bộ nhớ flash, máy nghe đĩa CD và đài băng cassette. Trong số đó, iPod của Apple chiếm 22%, số còn lại bị xâu xé bởi Samsung, iRiver, Sony, iAudio và những hãng nhỏ lẻ mà không phải ai cũng biết đến tên.
Apple là hãng máy tính của Mỹ nhưng danh tiếng của họ đã mở rộng ra khắp toàn cầu với nhãn hiệu iPod. Tại Mỹ và nhiều nước châu Âu, iPod là nhãn hiệu máy nghe nhạc số một và khó có thể thay thế. Tuy nhiên, tại Nhật Bản và Hàn Quốc, dân chơi chẳng mấy bận tâm tới cái tên này. Theo các nhà phân tích, sự khác biệt giữa hai thái cực trên chủ yếu dựa vào chính sách của Apple đối với mỗi thị trường, như là quyền ưu tiên, chương trình quảng cáo, nội dung iTunes có mang tính địa phương hay không và giá cả cạnh tranh đến mức nào.
![]() |
Các máy nghe nhạc của Samsung. Ảnh: T3. |
Trong khi Apple được coi là hãng máy nghe nhạc lớn nhất thì Samsung tạm thời đứng thứ hai. Mặc dù không rùm beng như Apple nhưng hãng điện tử Hàn Quốc này khá vững chân tại mọi thị trường, nhất là thị trường máy nghe nhạc flash. Thành công nhất của Samsung là nhãn hiệu Yepp, ra mắt từ năm 1999.
Không giống những đối thủ của mình, những sản phẩm của Samsung tuân theo một chiến lược rất cụ thể và một quy trình chất lượng nghiêm ngặt. Mặc dù sản phẩm YP-Z5 cạnh tranh với Nano, không được như mong đợi của khách hàng, nhưng nó thể hiện thế mạnh của Samsung trong việc sản xuất những thiết bị nghe nhạc sử dụng bộ nhớ flash thời trang. Hiện tại, Samsung đang tập trung vào tích hợp máy nghe nhạc lên điện thoại di động. Sản phẩm đầu tiên theo chiều hướng liên kết này là Samsung D500. Hãng cũng hướng đến các nước Đông Nam Á, Trung Đông và một số thị trường ở châu Âu.
![]() |
Dòng Zen của Creative. Ảnh: Gizmologia. |
Creative của Singapore năm nay không nổi như năm ngoái vì doanh số của hãng tại một số thị trường đã giảm. Creative có cả máy nghe nhạc sử dụng bộ nhớ flash và máy nghe nhạc dùng ổ cứng. Về thiết kế thì Creative vẫn chưa đạt được đẳng cấp mà Apple có được, nhưng xét về sự đa dạng của sản phẩm thì Creative hơn hẳn Apple. Hãng công nghệ Singapore này chơi cả hàng cao cấp lẫn hàng dành cho thị trường cấp thấp. Dòng máy nổi tiếng của hãng này là Muvo và gần đây là Zen.
![]() |
Các máy nghe nhạc thời trang của iRiver. Ảnh: Blogo. |
iRiver của Hàn Quốc là một trong những nhãn hiệu cao cấp trên thị trường nước này. iRiver có nhãn hiệu U10 là một đột phá. Sản phẩm này không có màn hình cảm ứng cũng chẳng có những phím điều khiển hoành tráng mà lại sử dụng D-Click, thiết kế điều khiển nằm dưới màn hình. Để chọn hay chuyển từ nội dung này sang nội dung khác, bạn chỉ cần bấm 4 cạnh màn hình là xong. Sau U10, hãng này có e10 và n10, hai sản phẩm thu hút được sự chú ý của rất nhiều người không những tại sân nhà mà còn cả ở Trung Quốc và một số nước châu Á.
![]() |
Máy nghe nhạc Sony. Ảnh: Tecnocino. |
Thêm một ứng cử viên từ Nhật, Sony, hãng này vốn là hãng khai sinh ra thương hiệu Walkman máy nghe nhạc cầm tay đầu tiên trên thị trường. Sony đến với thị trường MP3 hơi muộn (tận năm 2005), nhưng cho tới nay, hãng này cũng đạt được một số thành tự nhất định. Giống như iPod, máy nghe nhạc của Sony có rất ít nút điều khiển, các chức năng của máy đều nằm gọn trong những nút bấm bé bé. Trước đây, máy nghe nhạc của Sony không có màn hình màu như ngày nay. Dòng sản phẩm của hãng này chưa nhiều như những hãng trên.
![]() |
iAudio. Ảnh: Generationmp3. |
iAudio của Hàn Quốc vốn là một thương hiệu của hãng công nghệ Cowon. Đây là nhãn hiệu máy MP3 mới nhất và có thị phần tương đối nhỏ so với những đại gia trên. Cowon iAudio ăn lãi phần lớn từ những máy nghe nhạc bộ nhớ flash giá trung và những thiết bị sử dụng ổ cứng giá không đến nối quá cao. Ngoài thị trường trong nước, Cowon cũng được biết đến như một giải pháp thay thế cho iPod nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu. Thế nhưng, công ty từ xứ sở kim chi rất chịu khó học hỏi và đổi mới công nghệ. Tại Hàn Quốc, iAudio đứng sau iRiver.
![]() |
Zune của Microsoft. Ảnh: Sfgate. |
Năm nay, Microsoft nổi lên như một sự kiện khi quyết định tuyên chiến với Apple bằng Zune. Thiết bị này được sản xuất tại nhà máy Toshiba (Nhật) nên có một số nét giống Gigabeat S, dòng máy nghe nhạc củ của hãng này, nhưng màn hình lớn hơn (3 inch) và tích hợp sóng ngắn Wi-Fi cùng bắt sóng FM.
Thanh Vân tổng hợp