Rau hẹ gúp cải thiện đái dầm ở trẻ. |
Dân gian thường dùng long nhãn, vải khô... để chữa đái dầm, nhưng thực ra theo Đông y, chúng chỉ có tác dụng với loại bệnh do thận hư lạnh hay lách, phổi khí hư; còn với dạng bệnh do gan kinh nóng ẩm thì sẽ làm bệnh nặng hơn do tăng thêm nhiệt. Do đó, cần chọn đúng bài thuốc phù hợp với trẻ.
Trẻ đái dầm gầy yếu, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều, có thể tăng thêm các thức ăn ấm nóng bồi bổ như long nhãn, vải, hồng đào, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó...
Trẻ đái dầm nếu sức khỏe cường tráng, sắc mặt hồng nhuận, sợ nóng, thích hoạt động, tiểu vàng đỏ thì nên ăn uống nên thanh đạm, chủ yếu là rau tươi, hoa quả, kiêng ăn các thức cay, nóng.
Ban ngày, có thể cho trẻ uống nước bình thường, sau bữa cơm tối thì nên khống chế lượng nước đưa vào cơ thể.
Các món ăn bài thuốc
Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.
Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.
Ruột gà 2 bộ, ba kích thiên 12 g. Lấy màn khô bọc ba kích thiên lại, cho vào nồi ninh lấy nớc để nấu canh với ruột gà. Món này dùng cho trẻ sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong nhiều.
Nhục thung dung 10 g cho vào bát, thêm chút nước, hấp cách thủy. Thịt dê 50 g băm vụn nấu cháo với 50 g gạo tẻ, cho thêm nước thuốc vào. Dùng cho trẻ yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ rêu mỏng.
Bàng quang lợn 100 g thái miếng nhỏ, bạch quả 5 g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10 g. Dùng vải màn khô bọc lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.
Bá tử nhân phơi khô nghiền bột, dùng nước cơm hòa uống, mỗi lần 0,5 g, mỗi ngày 2 lần, dùng chữa trằn trọc hiếu động, tiểu ít, nhiều lần.
Kỷ tử 15 g ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào cùng nhau. Dùng cho trẻ lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)