Chủ nhật, 1/12/2024
Thứ tư, 29/4/2015, 08:03 (GMT+7)

Các cựu phóng viên chiến trường thăm địa đạo Củ Chi

Gần 30 cựu phóng viên ở nhiều nước từng đến Việt Nam đưa tin về chiến tranh trước năm 1975 có dịp hội ngộ tại TP HCM để ôn lại những ngày tháng khó quên, trong dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam.

Các nhà báo kỳ cựu của các hãng lớn trên thế giới như AP, Reuters, UPI, Time and Life, ABC hôm qua đến thăm địa đạo Củ Chi, TP HCM, một phần trong chương trình Tuần lễ Báo chí nước ngoài do Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức cùng Sở Ngoại vụ TP HCM nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam.

Nhiều phóng viên đến từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Campuchia cũng tham gia để đưa tin về chuyến đi đặc biệt này. 

Tim Page, người Anh, được coi là phóng viên ảnh biểu tượng về chiến tranh Việt Nam, có mặt ở chiến trường Việt Nam từ năm 1965 đến 1969.

Phóng viên ảnh Nhật Bản Ishikawa Bunyo, chụp những bức ảnh về chiến sự tại miền Nam từ 1964- 1968. Ông vừa khai mạc triển lãm ảnh "50 năm Việt Nam - chiến tranh và hòa bình" tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM) hôm qua.

 

Bà Edith Lederer, giữa, đến Sài Gòn trong hai năm 1972-1973 với vai trò phóng viên chiến trường nữ đầu tiên của AP. Hiện bà là trưởng văn phòng AP phụ trách tin về Liên Hợp Quốc tại New York.

Carl Robinson, áo vàng, cựu phóng viên AP, chứng kiến nhiều sự kiện trong chiến tranh ở miền Nam Việt Nam từ năm 1964 đến 1975.

Các nhà báo quốc tế vẫn ngạc nhiên khi hướng dẫn viên "trình diễn" cách xuống địa đạo Củ Chi.

Một phóng viên trẻ của Mỹ thử cách xuống địa đạo.

James Pringle, cựu trưởng đại diện của Reuters tại Sài Gòn từ năm 1966 đến 1968, cũng muốn thử cảm giác dưới địa đạo nổi tiếng.

Sarah Errington, ngoài cùng bên phải, cựu phóng viên chiến trường của AP, người chứng kiến thời điểm giải phóng miền Nam vào trưa ngày 30/4/1975. Bà cho biết bà không hề có cảm giác lo lắng khi đó vì mải cầm máy chạy khắp nơi để chụp những bức ảnh lịch sử. 

Việt Anh