Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng với cơ thể. Khi có tác nhân xấu xâm nhập, cơ quan này sẽ "tấn công" để loại bỏ các mầm bệnh. Một số người bị suy giảm hệ miễn dịch do vấn đề sức khỏe hoặc các nguyên nhân khác. Duy trì một chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, thay đổi một vài thói quen có thể giúp hệ miễn dịch phát triển tốt.
Dưới đây là 7 biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch một cách tự nhiên:
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối liên quan với nhau. Thực tế, ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ kém có khả năng bị ốm cao hơn. Nghiên cứu ở 164 người trưởng thành khỏe mạnh, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn những người ngủ từ 6 giờ trở lên.
Nghỉ ngơi đầy đủ cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, người bị ốm có thể ngủ nhiều hơn để nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của hệ miễn dịch. Người lớn cần ngủ tối thiểu từ 7 giờ mỗi đêm, thanh thiếu niên cần 8–10 giờ, trong khi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh cần tới đến 14 giờ.
Nếu khó ngủ, không nên sử dụng thiết bị thông minh trong một giờ trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại, TV và máy tính có thể làm gián đoạn nhịp sinh học hoặc chu kỳ thức ngủ tự nhiên của cơ thể. Một số mẹo vệ sinh giấc ngủ bao gồm ngủ trong phòng tối hoàn toàn hoặc sử dụng mặt nạ ngủ, đi ngủ vào cùng một giờ mỗi đêm và tập thể dục thường xuyên...

Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ là cách giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên. Ảnh: iStock
Tập thể dục vừa phải
Tập thể dục cường độ cao kéo dài có thể gây hại cho hệ miễn dịch nhưng tập thể dục với mức độ vừa phải lại giúp tăng cường sức khỏe tốt hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra, duy trì buổi tập thể dục ở mức độ vừa phải cũng giúp tăng hiệu quả của vắc-xin ở những người đã bị tổn thương hệ miễn dịch. Duy trì tập thể dục vừa phải cũng có thể giảm viêm và hỗ trợ các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên hơn.
Một số bài tập thể dục như đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, bơi lội có cường độ thấp, vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng, nên đặt mục tiêu ít nhất 150 phút tập mỗi tuần.
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng trong thời gian dài có thể thúc đẩy viêm nhiễm và mất cân bằng chức năng tế bào miễn dịch. Đặc biệt, căng thẳng kéo dài có thể ức chế phản ứng miễn dịch ở trẻ em.
Một vài mẹo giúp kiểm soát căng thẳng bao gồm thiền, tập thể dục, viết nhật ký, yoga... Nếu cảm thấy stress quá mức, hãy gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để có giải pháp cân bằng cảm xúc một cách phù hợp.
Cắt giảm lượng đường
Ăn quá nhiều đường cũng góp phần đáng kể nguy cơ bệnh béo phì. Người béo phù cũng dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim, những bệnh này có thể gây ức chế, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu trên khoảng 1.000 người cho hay, người béo phì dù đã được tiêm vắc-xin vẫn có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn gấp đôi so với những người không bị béo phì đã tiêm.
Cắt giảm lượng đường tiêu thụ có thể làm giảm viêm nhiễm, hỗ trợ giảm cân, giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Chế độ ăn thực vật toàn phần
Thực phẩm thực vật toàn phần như trái cây, rau, quả hạch, hạt, các loại đậu rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tránh khỏi các mầm bệnh có hại.
Chất chống oxy hóa có trong những thực phẩm này giúp chống lại các gốc tự do gây tình trạng viêm (nếu tích tụ trong cơ thể ở mức độ cao). Viêm mạn tính thường liên quan đến các bệnh như bệnh tim, Alzheimer và một số bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, chất xơ trong thực phẩm thực vật giúp củng cố hệ vi sinh đường ruột, cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Người bị cảm lạnh thông thường cũng nên bổ sung các loại trái cây và rau quả giàu vitamin C để nhanh chóng bình phục hơn.
Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu ô liu và cá hồi có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể thông qua cơ chế giảm viêm. Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể với căng thẳng hoặc chấn thương nhưng viêm mạn tính có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ thống miễn dịch.
Chất béo trong dầu ô liu có đặc tính kháng viêm cao, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim và tiểu đường loại 2, giúp cơ thể chống lại một số vi khuẩn và vi rút có hại.
Tăng cường thực phẩm lên men, sữa chua
Thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi chứa nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Hệ vi khuẩn đường ruột phát triển mạnh mẽ có thể giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nghiên cứu kéo dài 3 tháng trên 126 trẻ em cho thấy, trẻ uống từ 70ml sữa lên men mỗi ngày ít nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khoảng 20% so với trẻ không uống hoặc ít hơn.
Ngoài thực phẩm lên men, thực phẩm bổ sung probiotic có thể là lựa chọn thay thế. Nghiên cứu được thực hiện trên 152 người bị nhiễm virus rhinovirus, những người bổ sung probiotic có phản ứng miễn dịch mạnh hơn và mật độ vi rút trong chất nhầy mũi thấp hơn so với người không được dung nạp.
Bảo Bảo (Theo Healthline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin (dạng viên nén), A-Z Fizz (dạng viên sủi, dùng cho người lớn, trẻ em từ 10 tuổi trở lên) và Kinder Immune (dạng siro, dùng cho trẻ em), giúp bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ tăng đề kháng thuộc thương hiệu Doppelherz, sản xuất tại Đức. Đây là thương hiệu chăm sóc sức khỏe chiếm thị phần số 1 tại Đức theo nghiên cứu của công ty Nielsen - Đức, được nhập khẩu trực tiếp tại Việt Nam bởi công ty Cổ phần Mastertran.
Khách hàng truy cập website hoặc hotline: 18001770 để biết thêm thông tin chi tiết.