19 tỉnh, thành vùng vàng (cấp 2), gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Phòng, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Phú Yên, Đăk Lăk, Đăk Nông.
So với hai tuần trước, số tỉnh, thành vùng cam đã tăng thêm 4, vùng vàng đã tăng thêm một.
Số tỉnh, thành vùng xanh (cấp 1) đã giảm từ 44 xuống 39. Các địa phương vùng xanh ở phía Bắc gồm: Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Miền Trung và Tây Nguyên có 8 tỉnh xanh là Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa.
Phía Nam có 15 tỉnh, thành xanh gồm: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, TP HCM, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tây Ninh.
Hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP HCM đều là vùng xanh.
Số địa phương vùng vàng và vùng cam tăng do những ngày qua ca Covid-19 tăng nhanh. Ngày 1/3, Bộ Y tế công bố cả nước có hơn 98.000 ca mới. Nhiều tỉnh, thành có số F0 tăng như Gia Lai, Thái Nguyên, Sơn La.
Hà Nội tiếp tục lập đỉnh với 13.300 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận một tuần qua là 80.800 ca/ngày.
Theo quy định của Chính phủ, địa bàn cấp 2 phải hạn chế sự kiện tập trung đông người trong nhà, ngoài trời hoặc tổ chức có điều kiện. Cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, bar, Internet, làm đẹp... phải ngừng hoặc hạn chế. Địa phương sẽ quyết định các dịch vụ nguy cơ khác được hoạt động hay không. UBND cấp tỉnh quy định điều kiện hoạt động của những người bán hàng rong, vé số dạo...
Địa bàn cấp 3 phải hạn chế hoặc dừng nhiều hoạt động như: Sự kiện trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng; bán hàng rong, vé số dạo. Cơ quan, công sở giảm số người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.