Cũng theo Healthline, từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, mô hình khám chữa bệnh từ xa - cuộc hẹn và tư vấn chăm sóc sức khỏe được cung cấp tại nhà thông qua hội nghị truyền hình và các ứng dụng di động ngày càng phổ biến.
Thị trường khám chữa bệnh từ xa toàn cầu bứt tốc từ dịch Covid-19
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường BlueWeave Consulting, cho thấy, thị trường y tế từ xa toàn cầu trị giá 51 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 152,3 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 16,1% trong giai đoạn 2021- 2027.
Theo Grand View Research, tại Trung Quốc, các cuộc khảo sát sức khỏe tâm thần trực tuyến cùng với các chương trình truyền thông như Weibo, TikTok và WeChat, đã hỗ trợ các cơ quan y tế và chuyên gia sức khỏe để cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần an toàn trực tuyến trong thời gian đại dịch.
MyDoc, công ty cung cấp dịch vụ bác sĩ trực tuyến có trụ sở tại Singapore đã chứng kiến lượng người dùng tăng trưởng 60% vào tháng 2/2020 và sau đó, tăng gấp đôi trong tháng 3/2020, theo Japan Times. Hay SOC Telemed cho biết, tháng 3/2020, doanh nghiệp này đã tiếp nhận nhu cầu chăm sóc y tế từ xa gia tăng theo cấp số nhân.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong những đơn vị với chuyên môn y khoa hàng đầu trong cả nước ứng dụng khám sức khỏe từ xa. Tháng 9, Bộ Y tế tổ chức lễ khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth, thuộc Đề án khám chữa bệnh từ xa. Theo đại diện Bộ Y tế, Đề án không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số ngành y tế mà còn là hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa tuyến trên và tuyến dưới.
Hiện, hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đã được triển khai tại một số bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Nhi đồng 1... Các cơ sở y tế thuộc tuyến huyện, quận cũng đã triển khai mô hình khám chữa bệnh từ xa như: trạm y tế xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM; trung tâm y tế quận Gò Vấp, TP HCM...
Lợi ích của mô hình khám chữa bệnh từ xa
Theo các chuyên gia, giữa bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong nước, việc nhân rộng mô hình khám chữa bệnh từ xa là cần thiết. Theo đó, không chỉ người dùng hưởng lợi, mô hình này còn có ý nghĩa quan trọng với các bác sĩ, những nhà cung cấp dịch vụ nói riêng và ngành y tế nói chung.
Một trong những ưu điểm lớn của hình thức khám chữa bệnh từ xa là tiết giảm chi phí cho người khám, bao gồm cả phí khám lẫn các yếu tố liên quan như thời gian, đi lại.... Cụ thể, nếu theo cách thức truyền thống, một người muốn khám bệnh sẽ phải di chuyển từ nơi ở đến địa điểm thăm khám, nộp tiền khám, lấy số và chờ đợi theo lượt. Quy trình này thường tốn khá nhiều thời gian. Trong khi đó, với mô hình khám chữa bệnh từ xa, người dùng chỉ cần ngồi ở nhà, trao đổi trực tiếp với bác sĩ thông qua thiết bị thông minh có kết nối Internet.
Theo bác sĩ Võ Thị Liên, chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, phòng khám DHA Healthcare, hiện là bác sĩ tư vấn trực tuyến trên ứng dụng Pulse by Prudential, trong mùa dịch, nên hạn chế đi tới nơi đông người và các cơ sở y tế khám chữa bệnh là nơi dễ lây nhiễm.
"Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí so với đến bệnh viện hoặc phòng khám, đồng thời cũng giúp cho người bệnh được tư vấn kịp thời để có hướng giải quyết nhanh. Chỉ cần ngồi ở nhà bạn vẫn gặp được bác sĩ và nhận hướng giải quyết hoặc điều trị bệnh của bạn", bác sĩ Liên cho biết.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mô hình khám chữa bệnh từ xa có thể giúp mọi người dễ dàng tiếp cận dịch vụ chăm sóc dự phòng để cải thiện sức khoẻ lâu dài, nhất là với những người gặp rào cản về tài chính hoặc địa lý với các dịch vụ chăm sóc chất lượng. Với những người gặp chứng ám ảnh sợ hãi với bệnh viện, thăm khám từ xa sẽ giúp họ thoải mái hơn, không bị căng thẳng làm ảnh hưởng đến kết quả thăm khám.
Trong bối cảnh dịch như hiện nay, việc tiếp cận với nhân viên y tế khi có những bệnh lý hô hấp thông thường như ho sốt sổ mũi, bệnh lý dị ứng đường hô hấp, một đợt cấp của bệnh hô hấp mãn tính trở nên khó khăn.
Theo bác sĩ Nội tổng quát CK1 Lao và Bệnh phổi Huỳnh Thị Phương Loan, bác sĩ tư vấn trực tuyến trên ứng dụng Pulse by Prudential, trước đây, bệnh nhân có thể đi khám tại phòng mạch hay tự mua thuốc uống điều trị và triệu chứng bệnh có thể qua đi thì giờ đây chỉ nghe khai triệu chứng, bác sĩ nào cũng nghĩ ngay đến Covid-19 và phải cách ly ngay và chờ kết quả test, người dân mất thời gian chờ kết quả... Với dịch vụ khám bệnh từ xa, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc và hướng xử trí tốt nhất cho bệnh lý Covid19 hay chỉ là xử trí cảm nhiễm thông thường, điều này thuận lợi cho bệnh nhân hơn nhiều.
"Dịch vụ khám bệnh từ xa giúp khách hàng giải tỏa được những thắc mắc nhanh nhất trong hoàn cảnh công việc luôn bận rộn. Với dịch vụ này, người dân có thể đưa ra yêu cầu của mình về bệnh lý, về cách xử lý, cách phòng bệnh hay đơn giản là bác sĩ có thể lắng nghe tâm sự của bệnh nhân giúp bệnh nhân bớt lo lắng, vui vẻ hơn, tâm lý điều trị tốt mau lành bệnh", bác sĩ Loan đánh giá.
Với những lợi ích thiết thực, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 - 2025, hướng tới người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Ở góc độ doanh nghiệp, Prudential Việt Nam giới thiệu đến người dùng ứng dụng chăm sóc sức khỏe Pulse by Prudential. Ứng dụng ra mắt từ tháng 5/2020, hiện đã có 5 triệu lượt tải; 2,1 triệu người dùng đăng ký. Trong giai đoạn đầu ra mắt, Pulse mang đến 3 tính năng chính giúp người dùng hiểu rõ hiện trạng cơ thể, các triệu chứng bệnh có thể mắc phải để có hướng xử lý phù hợp, và cung cấp giải pháp giúp tiếp cận bác sĩ tư vấn sức khỏe nhanh chóng tiện lợi.
Trong năm 2021, vẫn trên nền tảng AI, Pulse đưa ra nhiều tính năng mới giúp người dùng theo dõi và quản lý sức khỏe tốt hơn, giúp người dùng hình thành thói quen lành mạnh thông qua tính năng Theo dõi Calo, Mục tiêu tập luyện, Chiến hữu tập luyện...
Với ứng dụng này, Prudential hướng đến việc xây dựng những cộng đồng có chung mối quan tâm và đam mê tập luyện thể thao như nhảy, chạy bộ, đạp xe và tổ chức các hoạt động online, offline cho cộng đồng để cổ vũ tinh thần Hành động vì sức khỏe - vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn.
"Với Pulse, chúng tôi mong muốn góp phần mang những thành tựu công nghệ trong lĩnh vực y tế đến gần hơn với người dân, giúp mọi người chủ động chăm sóc và dễ dàng quản lý sức khỏe bản thân bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu. Qua chương trình này, Prudential muốn khuyến khích lối sống năng động phòng ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe an toàn", đại diện Prudential chia sẻ.
Đồng hành và khuyến khích người dân thêm quan tâm tới sức khoẻ, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, Prudential đang triển khai thử thách đi bộ "We Do Steps" từ 24/5 đến 13/6. Cụ thể, tất cả người dùng ứng dụng khi đạt được 80.000 bước sẽ nhận một lần miễn phí tư vấn sức khỏe trực tuyến với bác sĩ trị giá 120.000 đồng (Telemedicine). Ngoài ra, nếu nằm trong top những người có số bước chân nhiều nhất, người dùng có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà hấp dẫn như voucher mua sắm, vé tham dự virtual concert của nhóm nhạc SuperM. Bên cạnh đó, khi hoàn thành tính năng Kiểm tra sức khoẻ hoặc Kiểm tra triệu chứng, người dùng cũng sẽ nhận một lần tư vấn miễn phí sức khoẻ, áp dụng từ 24/5 đến 31/8. Chi tiết về chương trình xem tại đây.
Cũng theo đại diện Prudential, doanh nghiệp này đang dần chuyển mình, không đơn thuần chỉ là nhà cung cấp giải pháp bảo hiểm mà còn trở thành người bạn đồng hành giúp người dân ngăn ngừa và hạn chế sự ảnh hưởng của những rủi ro sức khỏe không mong đợi.
"Những hành động này là nỗ lực của Prudential trong cam kết góp phần vì một cộng đồng khỏe mạnh và thịnh vượng hơn", đại diện Prudential nhấn mạnh.
An Nhiên