![]() |
Một chút bột mì không sao, nhưng một kho bột mì đầy bụi có thể sinh hoả hoạn. |
Khu dân cư cách xa 19 km vẫn cảm thấy rõ rệt các sóng xung kích gây chấn động. Trong vụ nổ này có 36 người chết, 9 người bị thương, một tháp chuyển, 48 kho, nhà kiểm tra, văn phòng bị phá hỏng. Thiệt hại kinh tế đến 1 triệu USD. Khi điều tra nguyên nhân gây vụ nổ, người ta cho rằng do nhiệt ma sát của tay đỡ và bánh xe vận chuyển làm cho bột gạo bắt lửa và đưa đến phát sinh vụ nổ. Nhưng tại sao loại bột vẫn dùng để làm bánh mì, bánh bao thường ngày lại có thể đưa đến nguy hiểm cháy nổ?
Nguyên do là bột mì cũng hơi giống loại thuốc nổ đen. Thành phần chủ yếu của bột mì là tinh bột. Ngoài ra còn có protein, chất béo, muối vô cơ. Tinh bột do ba nguyên tố carbon, hydro, ôxy tạo thành. Trong đó carbon và hydro có thể cháy được. Chúng ta đều biết, tốc độ của các phản ứng hoá học liên quan đến kích thước của các hạt vật chất tham gia phản ứng. Hạt vật chất càng được nghiền mịn thì diện tích tổng bề mặt của chúng càng lớn và phản ứng hoá học càng mạnh.
Tại các nhà máy sản xuất hoặc tại các kho chứa bột, các hạt bột mịn bay kín trong không trung. Chúng có diện tích tiếp xúc với không khí vô cùng lớn, tác dụng với ôxy của không khí, sinh phản ứng cháy. Phản ứng này sinh ra năng lượng lớn, dẫn tới sự cháy nổ. Ngày 13/5/1987 tại xưởng chính của một nhà máy dệt tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã xảy ra một vụ nổ khủng khiếp, làm 58 người chết, 177 người bị thương. Sau vụ nổ, người ta tiến hành điều tra, phân tích và kết luận, chính loại bụi lông đã gây nên vụ nổ.
Các loại bụi mịn tuy có thể gây cháy nổ, nhưng nếu trong quá trình sản xuất, ta chú ý chống bụi, không để chúng tụ tập dày đặc trong không khí, đồng thời ngăn được các sự cọ sát gây cháy, thì vẫn có thể tránh được nguy hiểm cháy nổ.