Ảnh minh họa: Hoàng Hà. |
Sự việc xảy ra lúc gần 1 giờ đêm 1/1. Ngay sau đó, chị Nhu, 37 tuổi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn.
Bác sĩ Nguyễn Thống, trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong cùng thời điểm này, cũng có một bệnh nhân nam 25 tuổi, nhập viện vì bỏng do đứng gần chùm bóng bay bị nổ.
Theo bác sĩ, do bóng được bơm bằng khí hidro để có thể bay lên, nên khi có áp lực, lại gặp nguồn nhiệt (tàn thuốc, bật lửa...) là có thể nổ và gây cháy, nhất là những quả bóng to (được bơm lượng khí nhiều).
Bác sĩ Thống cho biết, năm nào khoa cũng tiếp nhận vài trường hợp bỏng do nổ bóng bay, thường là vào các dịp lễ hội. Những ca này thường tổn thương không nặng nhưng hay gặp ở mặt, cổ, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Ông khuyến cáo, các gia đình không nên mua những quả bóng quá lớn để trang trí vào lễ, Tết và cần tuyệt đối tránh để nguồn nhiệt gần bóng.
Vương Linh