Bà Tomomi Inada hôm 3/8 được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, trở thành người phụ nữ thứ hai ở Nhật Bản đảm nhận cương vị này. Người đầu tiên nắm giữ vai trò này là bà Yuriko Koike, được bổ nhiệm năm 2007. Ảnh: Reuters
Bà Tomomi Inada hôm 3/8 được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Quốc phòng, trở thành người phụ nữ thứ hai ở Nhật Bản đảm nhận cương vị này. Người đầu tiên nắm giữ vai trò này là bà Yuriko Koike, được bổ nhiệm năm 2007. Ảnh: Reuters
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đến văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Bà Inada, 57 tuổi, đã lập gia đình và có hai con. Tốt nghiệp đại học Waseda năm 1981 và trở thành luật sư năm 1985, bà trở thành nghị sĩ vào năm 2005 và là người đứng đầu ban chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền năm 2012 cho đến tháng 9/2014, theo Alchetron.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đến văn phòng Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Reuters.
Bà Inada, 57 tuổi, đã lập gia đình và có hai con. Tốt nghiệp đại học Waseda năm 1981 và trở thành luật sư năm 1985, bà trở thành nghị sĩ vào năm 2005 và là người đứng đầu ban chính sách của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền năm 2012 cho đến tháng 9/2014, theo Alchetron.
Bà Inada và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Ảnh: IPC
Bà có chung quan điểm với ông Abe về cải cách thời hậu chiến và sửa đổi hiến pháp hòa bình. Giống Thủ tướng Abe, bà Inada cũng quan ngại sâu sắc trước những mối đe dọa từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Bà Inada và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe Ảnh: IPC
Bà có chung quan điểm với ông Abe về cải cách thời hậu chiến và sửa đổi hiến pháp hòa bình. Giống Thủ tướng Abe, bà Inada cũng quan ngại sâu sắc trước những mối đe dọa từ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trả lời phỏng vấn báo giới tại Tokyo hôm 3/8. Ảnh: Reuters
Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) phản ứng tiêu cực trước việc bà Tomomi Inada được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng Nhật, gọi bà là "chính trị gia cánh hữu điển hình", lưu ý tới việc bà nhiều lần tới thăm ngôi đền Yasukuni ở Tokyo cũng như việc bà kêu gọi sửa đổi hiến pháp hòa bình và tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Ảnh: AP
Đền Yasukuni là địa điểm mà Trung Quốc và Hàn Quốc coi là biểu trưng cho chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trước đây.
Kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) phản ứng tiêu cực trước việc bà Tomomi Inada được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng Nhật, gọi bà là "chính trị gia cánh hữu điển hình", lưu ý tới việc bà nhiều lần tới thăm ngôi đền Yasukuni ở Tokyo cũng như việc bà kêu gọi sửa đổi hiến pháp hòa bình và tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản. Ảnh: AP
Đền Yasukuni là địa điểm mà Trung Quốc và Hàn Quốc coi là biểu trưng cho chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trước đây.
Bà Inada là một trong ba nghị sĩ Nhật Bản từng bị Hàn Quốc từ chối nhập cảnh vào năm 2011, bởi khi ấy họ có kế hoạch đến thăm đảo Dokdo/Takeshima mà hai nước đang tranh chấp. Ảnh: Reuters
Bà Inada là một trong ba nghị sĩ Nhật Bản từng bị Hàn Quốc từ chối nhập cảnh vào năm 2011, bởi khi ấy họ có kế hoạch đến thăm đảo Dokdo/Takeshima mà hai nước đang tranh chấp. Ảnh: Reuters
Giới quan sát nhận định, tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách để xoa dịu những căng thẳng trong khu vực, trong đó có mối quan hệ với những quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Giới quan sát nhận định, tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách để xoa dịu những căng thẳng trong khu vực, trong đó có mối quan hệ với những quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Hồng Hạnh