AFF Cup là giải vô địch bóng đá của các quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), cũng là giải bóng đá cấp cao nhất của khu vực. Giải đấu được ra đời từ năm 1996 với tên gọi ban đầu là Tiger Cup, sau này đổi thành AFF Cup. Giải được tổ chức 2 năm một lần, vào các năm chẵn như 2018, 2020, 2022, 2024. Dưới đây là bốn thống kê người hâm mộ có thể chưa biết về giải đấu.
![5 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ AFF CUP](https://vcdn1-thethao.vnecdn.net/2023/05/17/image-352084530-extractword-0-3179-6426-1684316084.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wq8Ug8w9R2F8cI78fIYEPQ)
AFF Cup luôn là giải đấu được người hâm mộ Đông Nam Á mong chờ. Ảnh: TMGM
Thành viên của AFF nhưng không được tham dự giải
Australia chính thức gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) năm 2006 và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) năm 2013. Năm 2023, quốc gia này cũng nộp đơn đăng ký tham dự AFF Cup nhưng bị từ chối, do trình độ của đội bóng xứ chuột túi cao hơn nhiều so với các đội còn lại trong khu vực. Vì vậy, Australia chỉ tham dự ở một số giải trẻ của khu vực và không thi đấu tại AFF Cup.
![5 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ AFF CUP - 1](https://vcdn1-thethao.vnecdn.net/2023/05/17/Image-ExtractWord-1-Out-7129-1684315990.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KGmvPGKsFgU3vvprODQ66Q)
Đội tuyển Australia đạt đẳng cấp khác so với trình độ bóng đá Đông Nam Á. Ảnh: TMGM
Indonesia 6 lần lọt vào chung kết nhưng chưa từng vô địch
Indonesia được mệnh danh là "vua về nhì" của giải đấu. Đội bóng từng lọt vào vào chung kết đến 6 lần, vào các năm 2000, 2002, 2004, 2010 và 2020, nhưng họ chưa từng một lần đăng quang. Lần họ đến gần với chức vô địch nhất vào năm 2002. Khi ấy, Indonesia hoà Thái Lan 2-2 sau 120 phút, nhưng để thua 2-4 trên chấm luân lưu.
Đội tuyển đang nắm giữ kỷ lục vô địch trong lịch sử giải đấu AFF Cup là Thái Lan với tổng 7 lần vô địch. Xếp sau lần lượt là Singapore với 4 lần, Việt Nam 2 lần và Malaysia 1 lần vô địch.
Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử AFF Cup
Noh Alam Shah của Singapore là chân sút đi vào lịch sử giải đấu với kỷ lục ghi 7 bàn thắng trong 1 trận đấu. Trong khi đó, cầu thủ dẫn đầu danh sách "ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử AFF Cup" là Teerasil Dangda của Thái Lan. Tính đến nay, cầu thủ này đã ghi tổng cộng 20 bàn thắng sau 6 lần tham dự AFF Cup.
![5 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ AFF CUP - 2](https://vcdn1-thethao.vnecdn.net/2023/05/17/Image-628413229-ExtractWord-2-1915-8947-1684315992.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CYDC_0AbA69pjOdBh4f3xw)
Teerasil Dangda của Thái Lan là cầu thủ giữ kỷ lục ghi bàn nhiều nhất lịch sử AFF Cup. Ảnh: TMGM
HLV dẫn dắt nhiều ĐTQG tham dự AFF Cup nhất
HLV David Booth là người dẫn dắt nhiều đội tuyển tham dự AFF Cup nhất. Tiger Cup năm 1996, ông dẫn dắt đội tuyển quốc gia Brunei. Tại Tiger Cup 2000 và 2002, David Booth làm HLV trưởng tuyển Myanmar. Cách đây 8 năm, Booth dẫn dắt đội tuyển Lào dự AFF Cup 2010.
Avramovic, Withe hay Kiatisuk Senamuang là những HLV thành công nhất ở AFF Cup. Raddy Avramovic đã 3 lần vô địch cùng đội tuyển Singapore, Peter Withe và Kiatisuk Senamuang đều có vô địch 2 lần cùng tuyển Thái Lan.
Lan Anh
Tập đoàn tài chính toàn cầu TMGM - tên đầy đủ là Trademax Global Limited, thành lập vào năm 2013. Đây là nhà cung cấp dịch vụ tài chính, trụ sở tại Sydney, Australia, được giám sát và quản lý bởi ba cơ quan: ASIC (Úc), FMA (New Zealand) và VFSC (Vanuatu).
TMGM là nhà tài trợ chính thức của AFF Cup năm 2020 và 2022. Ngoài bóng đá, đơn vị này còn tài trợ giải quần vợt Australia Open. Để tìm hiểu thêm về nhà môi giới uy tín TMGM, vui lòng truy cập tại đây.