"Tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao David Choquehuanca về Coca-Cola đã được đưa ra ngoài văn cảnh và không có gì là chính thức", phát ngôn viên bộ ngoại giao Consuelo Ponce cho biết.
"Công ty Coca-Cola đã giúp tạo ra công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho hàng nghìn khách hàng, nhà cung cấp cũng như công nhân của Bolivia từ năm 1941... Giống như nền kinh tế Bolivia, hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng trưởng ổn định và công ty đang lên kế hoạch tiếp tục đầu tư và phát triển ở nước này trong những năm tới", hãng kinh doanh đồ uống lớn nhất thế giới cho biết.
Mặt khác, nước uống Coca thực chất được chiết tách từ lá coca, một thành phần đóng góp rất quan trọng trong GDP của Bolivia. Forbes đã đánh giá rằng loại lá này có giá trị tương đương 2% tổng GDP của Bolivia, 14% doanh số mặt hàng nông nghiệp, khoảng 270 triệu USD doanh thu mỗi năm.
Trước đó, tin chính phủ Bolivia trục xuất Coca-Cola xuất hiện nhiều trên Internet. Tuy nhiên, người hâm hộ Coca-Cola ở Bolivia vẫn tin rằng Bolivia sẽ không phải là nước thứ 4 sau Cuba, Triều Tiên và Myanmar cấm hoạt động của loại nước có ga nổi tiếng này.
Trước đó, phương tiện truyền thông đưa tin, trong buổi lễ tôn giáo của người dân bản địa vào tháng trước, bộ trưởng Choquehuanca tuyên bố rằng vào ngày phán quyết của thế giới, quốc gia này sẽ chính thức cấm sản phẩm Coca-Cola.
"Năm mới của người Maya bắt đầu vào ngày 21/12 sẽ là ngày kết thúc của chủ nghĩa vị kỷ và sự chia sẽ" đồng thời cũng là "ngày kết thúc của Coca-Cola", ông Choquehuanca phát biểu.
Đồng thời, ông cũng khuyến khích dân chúng sử dụng loại nước uống Mocochinche, một loại thức uống hương vị đào của Bolivia (không có cafein và đường) để thay thế Coca-Cola.
Ngày 14/6, Coca-Cola cho biết họ sẽ trở lại Myanmar sau 50 năm sau khi Chính phủ Mỹ quyết định ngừng các lệnh trừng phạt nhằm vào hoạt động đầu tư đối với Myanmar.
Coca-Cola vào Myanmar từ năm 1927, tuy nhiên, hãng này buộc ngừng hoạt động ở đây sau khi chính quyền dân sự lên lãnh đạo đất nước năm 1962.
(Theo Stox.vn)