Tôi thử nói cho mọi người suy nghĩ. Nhân viên trong khâu bốc xếp làm ngày 12 tiếng/ngày, nhiều hơn khối nhân viên hành chính 4 tiếng. Công việc thì phải tính bằng núi. Khi máy bay hạ cánh thì hành lý trên máy bay sẽ được đưa xuống băng chuyền đưa vào trong.
Lúc này người nhân viên trong băng chuyền phải làm sao cho thật nhanh hạ hành lý từ trên băng chuyền xuống để có chỗ cho hành lý tiếp theo vào. Nếu không làm nhanh thì băng chuyền sẽ bị kẹt hành lý và sẽ bị dồn lại thành đống thì khổ. Nếu hành lý nhẹ thì nhân viên còn có thể xuống nhẹ tay. Còn hành lý nặng trên 30kg với số lượng nhiều thì làm sao có thể làm nhẹ tay được.
* Video Khách xót ruột vì hành lý bị vứt, ném |
![]() |
Nhiều hành khách xót ruột khi chứng kiến cảnh hành lý ở sân bay bị vứt, ném. Ảnh: Chu Xuân |
Ngày thường họ phải xả hành lý tầm 100kg đến 200kg vào những ngày tết thì tăng gấp 2 gấp 3 lần như vậy. Vào những ngày cao điểm họ không có thời gian nghỉ tay để ăn uống, vào làm là phải xả hành lý cho tới khi về.
Về đến nhà tay chân run và mệt lả người. Lao động chỉ thuộc bậc phổ thông, hệ số không, lương chỉ 4,5 triệu đồng/tháng, làm 12 tiếng/ngày. Ngày Tết thì không được nghỉ, trúng ca ai người đó đi làm.
Trong khi đó khối văn phòng lương gấp 2-3 lần và có hệ số. Thử hỏi thời buổi này 4,5 triệu làm được gì khi biết bao nhiêu là chuyện nào là tiền chợ, tiền trường cho con học, tiền xăng dầu, tiền điện nước, tiền gas... Mọi người chỉ xót của mà không ai hiểu cho họ. Lúc nào cũng chê trách trong khi họ là những người trực tiếp lao động phục vụ hành khách.
>>Xem thêm: Khách xót ruột vì hành lý máy bay bị vứt, ném
Trường Sang
Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề tại sân bay hiện nay tại đây.