Hàu gắn vào vỏ tàu chứ không dính vào da cá mập được. |
Da nhân tạo của Ralph Liedert, một nhà sinh vật học tại Đại học Khoa học ứng dụng ở Bremen, Đức, sẽ ngăn hiện tượng hàu đóng bám lên thân tàu, bằng cách bắt chước các gợn lồi nhỏ xíu và đặc điểm dẻo dai của da cá mập.
Không chỉ giảm hiện tượng hàu bám lên đáy tàu, vật liệu này còn giúp ngành công nghiệp loại bỏ chất độc tributyltin, thường được sơn bên ngoài tàu để ngăn sinh vật biển mọc thành rừng quanh nó. "Hiện thị trường chưa có sẵn giải pháp không độc nào thay thế tributyltin", Liedert, nhà phát minh cho biết.
Liedert tập trung vào các con hàu - sinh vật tạo ra một loại protein đóng chắc như xi măng để gắn chúng với đáy tàu hoặc lên các loài sinh vật khác. Hàu gây ra hiện tượng gặm mòn, làm tăng trọng lượng tàu, làm giảm tốc độ và tiêu hao nhiên liệu vô ích, khiến các con tàu kém linh hoạt hơn.
Giống như nhiều sinh vật biển, cá mập có cơ chế tự vệ chống lại hàu. Hàng triệu chiếc vảy tí hon giống như răng được chèn bên dưới một lớp da mềm dẻo, tạo ra bề mặt không thuận lợi và ổn định cho hàu bám vào và tiết chất dính.
Liedert đã bắt chước hành công này của tự nhiên bằng cách kết hợp các yếu tố không thuận lợi và kém ổn định của da cá mập lên một bề mặt xẻ rãnh, với những gờ nhỏ xíu được làm từ silicon dẻo.
Trong thử nghiệm trên hai kênh xây chìm dưới nước, Liedert phát hiện thấy những gờ song song và đung đưa nằm cách nhau 2 micromét và 2 milimét đã cản trở hàu mọc đến 67%.
“Điều đó giống như đi bộ trên bãi biển toàn đá bằng chân trần”, Liedert giải thích. Ấu trùng hàu không thể dính vào đó, và ngay cả nếu cố gắng, chúng cũng buộc phải bỏ đi.
Mặc dù giải pháp không độc của Liedert dường như có hiệu quả với hàu, các loài sinh vật biển khác, trong đó có trai, tảo và màng sinh vật làm tăng sức kháng trượt của tàu phải được xem xét đến.
T. An (theo ABConline)