Trong khuôn viên bên ngoài của Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1 trưng bày bộ sưu tập gồm 13 súng thần công của Việt Nam và phương Tây. Những khẩu súng đều có niên đại trong khoảng thế kỷ 18 - 19 thuộc nhiều kiểu mẫu khác nhau.
Trong khuôn viên bên ngoài của Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1 trưng bày bộ sưu tập gồm 13 súng thần công của Việt Nam và phương Tây. Những khẩu súng đều có niên đại trong khoảng thế kỷ 18 - 19 thuộc nhiều kiểu mẫu khác nhau.
Lớn nhất là 4 cỗ súng thần công khổng lồ do người Pháp đúc. Trong đó, cổ nhất là cỗ súng đúc năm 1868, được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp.
Lớn nhất là 4 cỗ súng thần công khổng lồ do người Pháp đúc. Trong đó, cổ nhất là cỗ súng đúc năm 1868, được sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp.
Những khẩu đại bác khác của Pháp được đúc khoảng cuối thế kỷ 19 có cùng kích thước, chất liệu. Thời gian này, người Pháp đã đô hộ Việt Nam, những đại bác được Pháp đúc để bảo vệ quyền lợi của mình ở xứ thuộc địa.
Những khẩu đại bác khác của Pháp được đúc khoảng cuối thế kỷ 19 có cùng kích thước, chất liệu. Thời gian này, người Pháp đã đô hộ Việt Nam, những đại bác được Pháp đúc để bảo vệ quyền lợi của mình ở xứ thuộc địa.
Các khẩu súng thần công của phương Tây được làm bằng gang nguyên khối, nặng hàng chục tấn, được để trên giá đỡ.
Các khẩu súng thần công của phương Tây được làm bằng gang nguyên khối, nặng hàng chục tấn, được để trên giá đỡ.
Đuôi của đại bác phương Tây có khắc số hiệu và năm đúc. Súng thần công của phương Tây ngoài kích thước lớn còn có khả băng bắn xa, chính xác và độ sát thương cao hơn súng do châu Á sản xuất.
Đuôi của đại bác phương Tây có khắc số hiệu và năm đúc. Súng thần công của phương Tây ngoài kích thước lớn còn có khả băng bắn xa, chính xác và độ sát thương cao hơn súng do châu Á sản xuất.
Cạnh những khẩu đại bác của phương Tây là 9 khẩu súng thần công được nhà Nguyễn sản xuất khoảng đầu thế kỷ 19. Các loại súng này có kích thước nhỏ hơn nhiều.
Súng thần công của phương Đông có nhiều kích thước, ban đầu được đúc bằng đồng sau thay bằng sắt hoặc gang.
Cạnh những khẩu đại bác của phương Tây là 9 khẩu súng thần công được nhà Nguyễn sản xuất khoảng đầu thế kỷ 19. Các loại súng này có kích thước nhỏ hơn nhiều.
Súng thần công của phương Đông có nhiều kích thước, ban đầu được đúc bằng đồng sau thay bằng sắt hoặc gang.
Vào thời nhà Nguyễn, súng thần công loại lớn sau khi đúc xong đều được phong ngay là tướng quân hoặc trung, đại, thượng tướng quân; với tên gọi đúc sẵn trên thân súng.
Vào thời nhà Nguyễn, súng thần công loại lớn sau khi đúc xong đều được phong ngay là tướng quân hoặc trung, đại, thượng tướng quân; với tên gọi đúc sẵn trên thân súng.
Các khẩu súng thần công thời Nguyễn được tạo hình cầu kỳ với quai súng cách điệu bằng các họa tiết cung đình.
Các khẩu súng thần công thời Nguyễn được tạo hình cầu kỳ với quai súng cách điệu bằng các họa tiết cung đình.
Một khẩu thần công không còn nguyên dạng sau 3 thế kỷ tồn tại.
Bảo tàng lịch sử TP HCM xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy. Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam. Năm 1954, khi người Pháp rút đi, công trình đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia và mang tên như hiện nay từ sau năm 1975.
Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.
Bảo tàng mở cửa hàng ngày từ 8 - 17h, vé vào cửa là 30.000 đồng.
Bảo tàng lịch sử TP HCM xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy. Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam. Năm 1954, khi người Pháp rút đi, công trình đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia và mang tên như hiện nay từ sau năm 1975.
Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.
Bảo tàng mở cửa hàng ngày từ 8 - 17h, vé vào cửa là 30.000 đồng.
Quỳnh Trần